Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi
Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi
Việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi sẽ giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để tìm hiểu vấn đề này, MEDLATEC mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
1. Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi
Chỉ số đường huyết là giá trị về nồng độ glucose trong máu. Đây là thông tin quan trọng giúp xác định tình trạng sức khoẻ, nhất là nguy cơ bị tiểu đường của một người.
Thông thường, chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi khỏe mạnh khi đói là dưới 7 mmol/l và sau khi ăn 2 giờ là khoảng 10 - 11 mmol/l. Với người cao tuổi, chỉ số đường huyết an toàn ở từng người sẽ có sự không giống nhau tùy vào tình trạng sức khoẻ.
Việc duy trì ổn định lượng đường trong máu là điều cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khiến lượng đường trong máu của người bệnh tăng cao lên. Khi người trên 60 tuổi mắc bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Người trên 60 tuổi nên biết cách duy trì ổn định đường huyết, giảm nguy cơ bị tiểu đường
2. Nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi tăng cao
Về nguyên nhân khiến cho chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi tăng cao, có thể là do:
Thừa cân, béo phì
Khi bị thừa cân, béo phì, quá trình sản xuất insulin của cơ thể giảm hiệu quả dẫn đến tình trạng thiếu insulin để ổn định đường huyết. Từ đó, khiến lượng đường trong máu có tình trạng tăng cao hơn.
Thừa cân, béo phì có thể là nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết tăng cao
Chức năng tụy suy giảm
Trong cơ thể con người, tụy là cơ quan thực hiện nhiệm vụ tổng hợp cũng như sản xuất insulin chính. Do đó, khi chức năng của cơ quan này bị suy giảm sẽ khiến lượng insulin được sản xuất ra giảm đi nhanh chóng. Điều này dẫn tới việc không kiểm soát tốt đường huyết, làm chỉ số này tăng cao.
Thói quen ít vận động
Việc người trên 60 tuổi ít vận động, thường xuyên chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ sẽ làm cơ thể trở nên không còn khoẻ mạnh, kém linh hoạt hơn lúc trước. Đây cũng là nguyên nhân gây suy giảm khả năng kiểm soát đường trong máu, làm đường huyết tăng cao.
Chức năng gan suy giảm
Gan là cơ quan của cơ thể vừa dự trữ vừa giải phóng glucose. Khi chức năng gan bị yếu đi sẽ ảnh hưởng đến vai trò ổn định đường huyết của cơ quan này. Từ đó, khiến tình trạng tăng lượng đường trong máu xảy ra.
Ảnh hưởng của một số loại thuốc
Khi người cao tuổi sử dụng một số loại thuốc như thuốc corticosteroid, thuốc điều trị tăng huyết áp,... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến làm tăng đường huyết.
3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi?
Như vậy, việc không kiểm soát đường huyết ở mức ổn định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, chủ động trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là điều nên làm. Dưới đây là một số biện pháp gợi ý cho bạn như sau:
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Trong đó, nên sử dụng nhiều trái cây ít ngọt, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,... Đồng thời, ăn chất béo lành mạnh và tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn được chế biến sẵn, rượu bia,...
Bạn nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ngoài bữa chính thì thêm các bữa phụ. Kèm theo đó, cũng nên duy trì thói quen ăn uống điều độ, không ăn quá nhiều cũng không quá ít, ăn đúng giờ và không được nhịn đói hoặc để bị đói quá lâu.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu, tham gia tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các hoạt động như đi bộ, tập dưỡng sinh,... phù hợp với sức khỏe và duy trì tập thường xuyên.
Người trên 60 tuổi nên thường xuyên tham gia tập luyện thể dục nhẹ nhàng
- Ngoài ra, cũng nên bỏ hút thuốc và tránh các khu vực có khói thuốc lá từ những người xung quanh. Và cũng cần đảm bảo ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Đi kèm với đó, cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo đúng lịch giúp phát hiện sớm vấn đề bệnh lý và điều trị từ sớm.
Trên đây là thông tin chia sẻ về chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi. Để phát hiện bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện phương pháp xét nghiệm đường máu.
Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm tận nơi được cung cấp bởi Hệ thống Y tế MEDLATEC là giải pháp hữu hiệu cho bất cứ trường hợp khách hàng nào có nhu cầu làm xét nghiệm nhưng luôn bận rộn và không có thời gian đi thăm khám trực tiếp. Khi lựa chọn dịch vụ này, quý khách hàng sẽ chủ động sắp xếp thời gian và địa điểm lấy mẫu xét nghiệm, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức đến trực tiếp cơ sở y tế. Đồng thời, khách hàng hoàn toàn an tâm kết quả xét nghiệm với độ chính xác cao.
Với gần 30 năm kinh nghiệm và phát triển, MEDLATEC tự hào là địa chỉ y tế được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao kết hợp cùng hệ thống các trang thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, qua đó đảm bảo đưa ra kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác.
Dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng
Chi phí của dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi rất hợp lý khi được tính như bảng giá được niêm yết tại viện, khách hàng chỉ cần trả phụ thu thêm 10.0000 đồng phí đi lại và trả kết quả.
Để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm đường huyết nói riêng và các xét nghiệm đánh giá sức khỏe nói chung tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 1900 56 56 56. Các tổng đài viên của MEDLATEC luôn có mặt, sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu và nhiệt tình hỗ trợ quý khách.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!