Các tin tức tại MEDlatec
Tình trạng nhiễm trùng mắt vì đeo lens và những điều cần lưu ý
- 31/03/2025 | Cắt kính cận bao nhiêu tiền và những điều nên lưu ý khi cắt kính
- 04/04/2025 | Mắt kính chống ánh sáng xanh và những điều cần biết
- 04/04/2025 | Kính cận là thấu kính gì, gồm những loại nào và cách sử dụng kính cận bảo vệ mắt?
- 07/04/2025 | Kính áp tròng ban đêm là gì? Ai nên sử dụng?
- 07/04/2025 | Kính cận 1.5 độ bao nhiêu tiền? Hướng dẫn đeo kính cận đúng cách
1. Nhiễm trùng mắt vì đeo lens là như thế nào? Dấu hiệu nhận biết
Tình trạng Nhiễm trùng mắt do đeo lens xảy ra khi những vi khuẩn, vi sinh vật có hại tấn công bất cứ khu vực nào trong nhãn cầu hoặc các mô xung quanh mắt. Trong một số trường hợp, việc đeo lens khiến mắt bị nhiễm trùng có thể gây sẹo giác mạc, làm ảnh hưởng đến thị lực. Nếu lớp giác mạc bị sẹo nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định ghép giác mạc nhằm loại bỏ những tổn thương do nhiễm trùng gây nên, giúp thị lực trở nên rõ ràng hơn.
Nhiễm trùng mắt vì đeo lens làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu
Một số triệu chứng của nhiễm trùng mắt vì đeo lens có thể kể đến như:
- Nhìn mờ.
- Mắt bị đỏ một cách bất thường.
- Có cảm giác đau mắt.
- Bị chảy nước mắt hoặc có dịch tiết ra từ mắt.
- Mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- Luôn cảm thấy cộm mắt.
Lưu ý: Một số tình trạng nhiễm trùng mắt có liên quan đến kính áp tròng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí gây mù lòa. Vì vậy, khi bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào kể trên, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng mắt vì đeo lens là gì?
Tình trạng nhiễm trùng mắt vì đeo lens có thể xảy ra do sử dụng sai cách kính áp tròng, cụ thể:
- Mang kính áp tròng trong thời gian quá lâu hay dùng ngay cả khi đi ngủ.
- Việc bảo quản, vệ sinh kính áp tròng không đảm bảo vi khuẩn tích tụ ở kính. Tái sử dụng hoặc đổ quá đầy dung dịch kính áp tròng khi lưu trữ, vệ sinh kính.
- Bị nhiễm virus Herpes, vi khuẩn, các loại nấm hoặc ký sinh trùng.
3. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng mắt khi đeo len
Nhằm phòng tránh rủi ro bị nhiễm trùng mắt vì đeo lens, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
3.1. Luôn giữ kính áp tròng sạch sẽ
Khi dùng kính áp tròng, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn về cách vệ sinh kính, hộp đựng và các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Trong quá trình dùng, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp vệ sinh để bảo vệ đôi mắt tránh khỏi những rủi ro gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Lưu ý, hãy chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng mà không thay thế bằng bất cứ sản phẩm tẩy rửa nào khác.
Luôn đảm bảo kính áp tròng được bảo quản cẩn thận, sạch sẽ
Ngoài ra, khi bảo quản, lưu trữ kính áp tròng, bạn cần đảm bảo hộp đựng được vặn chặt hoàn toàn, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hộp.
3.2. Tránh không để lens tiếp xúc với nước
Trong quá trình sử dụng lens, nếu dung dịch bảo quản kính đã hết, bạn tuyệt đối không được sử dụng nước máy để ngâm hay rửa kính áp tròng. Dù nước máy đã được lọc nhưng vẫn còn tồn tại những vi khuẩn có nguy cơ gây hại cho mắt.
Bên cạnh đó, khi đi bơi, tắm, xông hơi hoặc dùng bồn nước nóng, bạn cũng không nên đeo lens vì nhiệt độ cao sẽ không tốt cho mắt đang đeo kính áp tròng.
Không nên để kính áp tròng tiếp xúc với nước
3.3. Vệ sinh lens cẩn thận sau khi bị rơi
Nếu kính áp tròng bị rơi, bạn nên vệ sinh kính nhẹ nhàng với các dung dịch khử trùng kính chuyên dụng được bác sĩ chỉ định. Kế đến, bạn cho dung dịch bảo quản ngập kính và ngâm. Trước khi kính được vệ sinh sạch sẽ, bạn tuyệt đối không mang kính lên mắt, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thị lực.
3.4. Không mang lens khi tay không đảm bảo vệ sinh
Một nguyên tắc quan trọng, đảm bảo vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng không thể xâm nhập vào mắt chính là vệ sinh tay sạch sẽ. Trước khi đeo kính áp tròng, bạn cần nhớ rửa tay để hạn chế nguy cơ các yếu tố gây nhiễm trùng có cơ hội tấn công mắt, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bạn cần rửa tay sạch sẽ trước khi đeo lens, phòng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mắt
Bạn nên ưu tiên chọn các dòng xà phòng rửa tay không có chứa thành phần dưỡng, dầu hoặc nước hoa. Bởi lẽ, các chất này có thể để lại một lớp màng trên tay và bám dính vào kính áp tròng, khiến mắt bị kích ứng.
3.5. Không đeo kính áp tròng quá lâu, nhất là khi đi ngủ
Nếu không quá cần thiết, bạn nên sử dụng kính gọng thông thường thay cho kính áp tròng. Việc làm này sẽ giúp mắt bạn được nghỉ ngơi, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng do đeo kính áp tròng thường xuyên. Thói quen này đồng thời cũng giúp kéo dài tuổi thọ của kính áp tròng.
Trước khi đi ngủ, bạn nên nhớ tháo kính áp tròng để mắt được thư giãn trong thời gian này. Việc mang kính áp tròng qua đêm sẽ làm tăng nguy cơ bị trầy xước lớp giác mạc và khiến mắt bị nhiễm trùng.
Bạn chỉ có thể đeo duy nhất một loại kính áp tròng ban đêm được bác sĩ chỉ định cụ thể khi đi ngủ. Đây là một loại kính đặc biệt, chúng sẽ dựa vào cơ chế co giãn tự nhiên của giác mạc để định hình giác mạc tạm thời. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ không cần phải sử dụng kính gọng hoặc đeo lens ngay vào sáng hôm sau.
Không mang kính áp tròng qua đêm vì kính dễ gây xước giác mạc
3.5. Sử dụng kính áp tròng trong thời hạn cho phép
Khi đi khám và được chỉ định sử dụng kính áp tròng, bác sĩ đồng thời cũng sẽ hướng dẫn lịch thay kính và hộp đựng tương ứng cho bệnh nhân. Vì vậy, trong quá trình dùng, bạn nên chú ý tuân thủ thay kính và hộp đựng đúng lịch để phòng ngừa các rủi ro không đáng có. Nếu mắt bạn xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang kính áp tròng, hãy nhanh chóng đến các phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương án điều trị hợp lý.
Nhìn chung, tình trạng nhiễm trùng mắt vì đeo lens có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng kính áp tròng, bạn cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, nếu nhận thấy mắt có vấn đề bất thường, bạn hãy đi thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ đến số điện thoại 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!