Các tin tức tại MEDlatec
Tổng hợp những các phương pháp điều trị thâm môi hiệu quả
- 12/11/2020 | 3 cách tẩy da chết môi tại nhà siêu đơn giản ai cũng làm được
- 06/09/2021 | Chuyên gia da liễu tư vấn: Lăn kim có trị được rạn da không?
- 21/10/2021 | Giải đáp: Nên làm gì khi da môi bong tróc?
1. Nguyên nhân gây thâm môi
Một đôi môi hồng hào, căng mọng sẽ làm bật lên sự tươi tắn và nét đẹp của khuôn mặt. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng sở hữu được một đôi môi đẹp tự nhiên. Vì vậy, để điều trị thâm môi hiệu quả, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân nào khiến đôi môi của mình mất đi sắc tố hồng hào. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến môi thâm và bong tróc:
Sử dụng chất kích thích:
Những người có thói quen hút thuốc lá đều gặp phải tình trạng răng ố vàng, môi thâm. Bởi vì, chất Nicotine có trong thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm biến đổi màu sắc vùng da xung quanh miệng. Nếu không từ bỏ thói quen này, bờ môi của bạn sẽ ngày càng trở nên thâm đen, khô và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Đồng thời, sở thích uống cà phê hoặc trà mỗi ngày cũng dễ gây thâm môi. Mặc dù đem đến sự tỉnh táo và giúp bạn làm việc hiệu quả hơn nhưng những thức uống này lại tác động xấu đến màu sắc của răng, môi.
Tác động của ánh nắng mặt trời:
Khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, cấu trúc vùng da môi sẽ bị tổn thương bởi tác động của các tia bức xạ. Để bảo vệ cơ thể, tế bào biểu bì tạo hắc tố sẽ được kích thích để sản sinh nhiều Melanin. Do vậy vùng da môi của bạn sẽ trở nên sạm hơn.
Thói quen liếm, bặm môi:
Một trong những nguyên nhân làm cho môi bị thâm là do thói quen liếm môi. Nhiều người cứ nghĩ rằng, sau khi liếm môi nước bọt sẽ làm mềm và bớt khô môi. Tuy nhiên, cách nghĩ này hoàn toàn sai, bởi vì trong nước bọt luôn chứa enzyme Amylase. Khi liếm môi, enzyme sẽ tiếp xúc với không khí bên ngoài từ đó gây khô và thâm môi. Vì vậy nếu liếm môi thường xuyên thì vùng da môi sẽ dễ bị bong tróc và mỏng dần.
Trong nước bọt luôn chứa enzyme Amylase, khi liếm môi enzyme sẽ tiếp xúc với không khí bên ngoài từ đó gây khô và thâm môi
Di truyền:
Melanin là sắc tố khiến đôi môi và làn da của bạn bị sẫm màu. Nếu tế bào biểu bì tạo hắc tố sản sinh càng nhiều Melanin thì môi của bạn sẽ càng thâm đen. Trong mỗi cơ thể số lượng tế bào này luôn bằng nhau, nhưng lượng Melanin được tạo ra lại khác, chúng phụ thuộc vào gen di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ bạn có nhiều sắc tố Melanin thì da và môi của bạn sẽ có màu tối.
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng:
Nếu mua phải son kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thì sau một thời gian sử dụng môi của bạn sẽ bị thâm sạm, bong tróc thậm chí là viêm nhiễm. Không chỉ vậy, các chất độc hại có trong sản phẩm, nhất là chì còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Chăm sóc không đúng cách:
Việc chăm sóc không đúng cách cũng khiến đôi môi bị thâm. Nếu không tẩy tế bào chết định kỳ, lớp sừng cũ trên môi sẽ không được loại bỏ hết. Chúng bám chắc vào môi gây cảm giác sần sùi, đồng thời khiến đôi môi trở nên kém sắc.
Ngoài ra, thời tiết khô hanh sẽ làm vùng da môi bị mất nước và nứt nẻ. Để tăng cường độ ẩm cho môi, chị em nên uống nước thường xuyên và sử dụng son dưỡng, mặt nạ môi,…
Chăm sóc không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến đôi môi của bạn trở nên thâm đen và bong tróc
2. Cách điều trị thâm môi tại nhà
Để sở hữu một đôi môi hồng hào căng mọng, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị thâm môi tại nhà đơn giản dưới đây:
Tẩy tế bào chết bằng mật ong:
Glucose và Fructose là hai loại đường chiếm 80% thành phần của mật ong. Chúng đều có tác dụng tẩy tế bào chết nên nhiều người đã trộn mật ong với đường theo tỷ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp massage. Sau khi chà xát nhẹ nhàng bờ môi sẽ trở nên mềm mịn và lấy lại sắc hồng ban đầu.
Loại đường kết hợp với mật ong nên là đường nâu, bởi vì nó giàu chất chống oxy hóa, acid glycolic giúp bảo vệ vùng da môi khỏi tác động của tia cực tím và các độc tố khác.
Ngoài ra, mật ong còn có khả năng cấp ẩm rất tốt nên khi môi bị khô bạn có thể thoa một lớp mật ong để qua đêm, đến sáng hôm sau thì rửa lại bằng nước sạch. Để mang lại hiệu quả, bạn nên thực hiện cách này từ 2 - 3 lần/tuần.
Nhiều người đã trộn mật ong với đường để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết cho vùng da ở môi
Dầu dừa:
Hàm lượng khoáng chất và vitamin chứa trong dầu dừa đều có công dụng tẩy tế bào chết, làm sáng da ở vùng môi. Ngoài ra, chúng còn cung cấp độ ẩm, giúp đôi môi luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên thoa một lớp dầu dừa mỏng để điều trị thâm môi.
Củ dền:
Củ dền chứa nhiều enzyme giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ sắc tố làm sạm môi. Do đó, bạn có thể dùng nước ép của loại củ này thoa lên môi trước khi đi ngủ và rửa lại bằng nước sạch qua sáng hôm sau. Nếu thực hiện thường xuyên bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp hồng hào, căng mọng của đôi môi.
Củ dền chứa nhiều enzyme giúp tẩy tế bào chết và loại bỏ sắc tố làm sạm môi
Chanh tươi:
Chanh được coi là chất tẩy trắng tuyệt vời. Bởi vì acid citric có trong nước chanh có khả năng tẩy tế bào chết, giúp làm sạch và sáng da ở vùng môi. Đặc biệt bên trong loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là Vitamin C giúp bảo vệ và duy trì sức sống cho môi. Vì vậy, bạn có thể dùng nửa chanh chà nhẹ lên môi khoảng 2 - 3 phút, để yên 20 phút sau rồi rửa lại bằng nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể trộn nước cốt chanh với mật ong để làm mặt nạ ngủ cho môi. Hoặc cắt chanh thành lát mỏng rồi phủ đường lên hai mặt để tẩy tế bào chết.
Lưu ý: Không phải loại môi nào cũng thích hợp với cách điều trị thâm môi bằng chanh. Đối với những người có làn da nhạy cảm thì nên cân nhắc trước khi thực hiện hoặc có thể thay bằng biện pháp khác.
3. Phương pháp điều trị thâm môi vĩnh viễn
Nếu áp dụng các mẹo điều trị thâm môi tại nhà, nhưng môi vẫn xỉn màu và không trở lại sắc hồng như ban đầu. Để mang lại hiệu quả nhanh chóng, lâu dài bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
Xăm môi:
Để sở hữu màu môi theo ý muốn nhiều chị em đã lựa chọn xăm môi. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm chất tạo màu vào lớp thượng bì của môi bằng kim tiêm. Sau khoảng 7 - 10 ngày thì chất này sẽ tan và lưu lại trên môi vĩnh viễn.
Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh nhưng xăm môi tiềm ẩn nhiều rủi ro như: màu sắc môi không đều, biến dạng môi hay thậm chí là nhiễm trùng do chăm sóc không đúng cách
Laser:
Để điều trị thâm môi nhanh chóng, bạn có thể dùng tia Laser chiếu trực tiếp lên môi. Dưới tác động của ánh sáng và luồng điện mạnh, sắc tố da sẽ được cải thiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện môi có thể bị tổn thương, đồng thời chi phí thực hiện phương pháp này cũng khá cao.
Phun môi:
Phun môi Collagen là phương pháp thẩm mỹ được áp dụng phổ biến hiện nay. Thông qua phương pháp này, bạn sẽ được lựa chọn màu môi theo ý muốn. Sau đó bác sĩ sẽ dùng bút phun thêu chuyên dụng với đầu kim siêu nhỏ, để phun màu vào lớp thượng bì. Đồng thời, tinh chất Collagen bọc bên ngoài có tác dụng tái tạo và giúp đôi môi trở nên căng bóng.
Phun môi là phương pháp thẩm mỹ giúp bạn sở hữu một đôi môi hồng hào, căng mọng như ý muốn
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được nguyên nhân cũng như những phương pháp điều trị thâm môi hiệu quả. Để sở hữu một đôi môi hồng hào bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, nhất là tẩy tế bào chết và dưỡng môi thường xuyên. Nếu gặp bất kỳ vấn đề về da liễu nào, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và giải đáp chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!