Các tin tức tại MEDlatec
Trật khớp cổ: Cách sơ cứu và điều trị
- 27/11/2024 | Trật khớp cổ tay: Hướng dẫn A-Z cách phục hồi nhanh chóng
- 13/02/2025 | Trật khớp vai khi ngủ: Các biện pháp xử trí mang lại hiệu quả cao
- 17/02/2025 | Trật khớp vai tái diễn: Nên và không nên làm gì?
1. Trật khớp cổ - Tìm hiểu chung
Trật khớp cổ là tình trạng cơ trơn ở vùng cổ bị co thắt dẫn đến rối loạn vận động. Lúc này, đầu thường nghiêng, vẹo sang một bên. Khi xoay cổ hay ngẩng, cúi đầu, bạn sẽ cảm thấy khó khăn kèm theo cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân
Các tình huống sau có thể gây trật khớp ở cổ:
- Nằm ngủ sai tư thế hoặc ngủ trong môi trường quá lạnh.
- Đầu, cổ bị tác động lực mạnh và đột ngột.
- Tai nạn khi làm việc, lái xe, chơi thể thao.
- Thói quen sinh hoạt như thường xuyên nghiêng đầu sang một bên, kẹp điện thoại giữa tai và vai khi nói chuyện điện thoại,…
Trật khớp cổ do bị chấn thương trong khi chơi thể thao
Dấu hiệu
Các dấu hiệu trật khớp cổ rất rõ ràng và dễ nhận biết, bao gồm:
- Vùng cổ đau nhức và có cảm giác cứng.
- Cơ khớp vùng cổ sưng tấy.
- Đầu nghiêng, vẹo sang một bên hoặc ngửa về sau, cúi về trước.
- Một số trường hợp còn bị đau đầu, đau lưng, khó nuốt thức ăn.
Phân loại
Trật khớp ở cổ được chia thành 2 dạng:
- Trật khớp cổ cấp tính: Xảy ra đột ngột sau khi ngủ dậy hoặc sau khi bị tai nạn, chấn thương. Ngoài trật cổ, vùng cơ khớp ở đây còn sưng to do các hạch bạch huyết bị viêm. Sau 1 - 2 ngày hoặc 1 tuần, tình trạng thuyên giảm và hết. Nhưng cũng có trường hợp lâu hơn và tái phát sau đó.
- Trật khớp cổ mạn tính: Kéo dài dai dẳng hoặc tái phát liên tục do lần bị trước đó không được điều trị triệt để. Tình trạng này gây đau nhức và cản trở sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt, tiềm ẩn các biến chứng thần kinh.
Trật khớp ở cổ có thể là cấp tính hoặc mạn tính
2. Cách sơ cứu trật khớp cổ
Sơ cứu trật khớp cổ kịp thời và đúng cách giúp giảm đau và phòng tránh được biến chứng.
Hạn chế cử động
Trật khớp ở cổ hay ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nguyên tắc đầu tiên là hạn chế mọi cử động. Việc cần làm lúc này là giữ cổ và đầu ở nguyên tư thế, không cố gắng cử động cổ hay xoay chuyển đầu. Không những không đưa khớp về đúng vị trí, việc này còn làm tổn thương hệ thống mô cơ, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu vùng cổ.
Cố định khớp cổ
Để nâng đỡ phần khớp cổ bị trật, tránh tình trạng trật khớp nghiêm trọng hơn, bạn hãy nhờ người xung quanh cố định khớp cổ bằng cách quấn vải, băng, dây thun hoặc nẹp cố định. Chú ý băng, nẹp với lực vừa phải, không quá chặt ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, cũng không quá lỏng vì sẽ không mang lại hiệu quả.
Chườm lạnh giảm đau
Hầu hết các trường hợp trật khớp đều gây đau, và trật khớp cổ cũng không ngoại lệ. Để giảm đau tạm thời và tránh bị sưng, phù nề, bạn có thể dùng nước đá chườm lên vùng bị đau. Không đắp muối hay chườm nóng để tránh các rủi ro tiềm ẩn như nhiễm trùng, tổn thương mạch máu,…
Di chuyển đến bệnh viện
Sau khi thực hiện sơ cứu theo các hướng dẫn trên, nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng, mức độ trật khớp để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả. Lưu ý, bạn nên nhờ người thân hay bạn bè hỗ trợ đưa đến bệnh viện và làm thủ tục đăng ký khám vì tình trạng trật khớp sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc đi lại.
Sau khi sơ cứu trật khớp cổ, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất
3. Điều trị trật khớp cổ
Điều trị trật khớp cổ như thế nào tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc sử dụng trong điều trị trật khớp ở cổ là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ như Ibuprofen, Diazepam, Codeine, Botulinum toxin,… Thuốc có thể dùng dạng uống hoặc dạng tiêm, giúp thuyên giảm tình trạng đau nhức, phù nề. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không điều trị triệt để bệnh.
Tập luyện vật lý trị liệu
Với các tình trạng trật khớp nói chung, bạn thường được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để phục hồi và cải thiện khả năng vận động. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ hướng dẫn bài tập, thời gian tập phù hợp. Bạn có thể tập luyện với kỹ thuật viên hoặc tự tập tại nhà, miễn sao đúng phương pháp chỉ định.
Phẫu thuật
Nếu bị trật khớp cổ nặng, đã hoặc tiềm ẩn biến chứng, các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, việc phẫu thuật là cần thiết. Phẫu thuật ở đây bao gồm kéo dài cơ cổ, cắt dây thần kinh hoặc cơ, hợp nhất các đốt sống cổ bất thường. Nếu trật cổ gây biến chứng thần kinh, mục đích của phẫu thuật là kích thích não.
Trật khớp cổ ở mức độ nhẹ có thể dùng thuốc để điều trị
4. Phòng tránh trật khớp cổ
Dưới đây là những lưu ý giúp bạn phòng tránh tình trạng trật khớp cổ:
- Ngủ đúng tư thế, lý tưởng nhất là nằm ngửa. Ngoài ra, nên sử dụng gối có độ cao vừa phải và chất liệu mềm mại. Đặc biệt, phòng ngủ không quá lạnh để tránh làm cơ thể bị nhiễm lạnh, dễ xảy ra các vấn đề xương khớp.
- Khi chơi thể thao hay tập luyện, chọn những bộ môn phù hợp với thể lực. Đồng thời, trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ để phòng tránh các chấn thương. Bên cạnh đó, đảm bảo thời gian tập vừa sức, không nên tập luyện cường độ cao.
- Tránh những công việc nặng nhọc. Nếu làm việc nặng nhọc, cần chú ý đến việc tăng cường sức khỏe thể chất, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.
- Từ bỏ các thói quen có hại như nghiêng đầu sang một bên, kẹp điện thoại giữa tai và vai khi nói chuyện điện thoại,…
Nếu xảy ra tai nạn, chấn thương ở vùng cổ, hãy theo dõi các triệu chứng và đến gặp bác sĩ nhanh chóng. Điều trị kịp thời giúp hạn chế được biến chứng nguy hiểm và tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị.
Nếu vẫn chưa chọn được địa chỉ khám và điều trị uy tín, Chuyên khoa Cơ Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý. Quý khách hãy gọi hotline 1900 56 56 56 để đăng ký lịch khám sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!