Tin tức
Trật khớp vai khi ngủ: Các biện pháp xử trí mang lại hiệu quả cao
- 27/11/2024 | Trật khớp cổ tay: Hướng dẫn A-Z cách phục hồi nhanh chóng
- 03/12/2024 | Trật khớp cổ chân nguyên nhân do đâu? Điều trị bằng cách nào?
- 10/12/2024 | Tìm hiểu các kỹ thuật nắn trật khớp vai hiệu quả
1. Nguyên nhân trật khớp vai khi ngủ
Bị trật khớp vai khi ngủ không phổ biến. Nguyên nhân chính là do ngủ sai tư thế (nằm co quắp, nằm nghiêng, gối cao và cứng), ngoài ra còn có các nguyên nhân sau:
- Đi ngủ ngay sau khi tắm hay phòng ngủ mở máy lạnh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, lượng oxy đến não và các tế bào mô cơ giảm. Lúc này gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, đau vai gáy, khớp cổ. Một số trường hợp ngủ dậy bị trật khớp vai, khớp cổ.
- Trật khớp vai khi ngủ do các tình trạng viêm như viêm bao hoạt dịch, viêm các sợi gân của cơ bám vào khớp vai, viêm khớp nhiễm trùng,…
- Trật khớp vai khi ngủ do các bệnh lý tiềm ẩn như viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh vai gáy, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…
Ngủ sai tư thế có thể dẫn đến bị trật khớp vai
2. Nhận biết trật khớp vai khi ngủ
Nếu sau khi ngủ dậy, bạn xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau, có thể đã bị trật khớp vai khi ngủ:
- Tại khớp vai xuất hiện tình trạng đau nhức, khó cử động.
- Cơn đau tăng lên khi cố gắng xoay chuyển khớp vai sang hướng khác.
- Cử động tay khó khăn, tay tự bật về vị trí cũ không chủ đích.
- Sờ vào vai thấy một lỗ hõm do khớp bị trật, rỗng.
- Phía vai trật khớp bị biến dạng, cánh tay xoay ra ngoài 40 độ.
- Nếu trật khớp vai kèm gãy xương bả vai, cổ xương cánh tay, bạn sẽ không còn cảm giác cũng như không thể vận động.
3. Bị trật khớp vai khi ngủ nguy hiểm không?
Trật khớp vai khi ngủ nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không nguy hiểm, khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp để lại các biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến động mạch nách, gây tắc mạch tại vùng nách, dẫn đến nguy cơ loét, hoại tử mô. Tuy nhiên, chỉ 1% trường hợp trật khớp vai khi ngủ xảy ra biến chứng này.
- Biến chứng gãy xương vai, làm giảm hoặc mất khả năng vận động. Đây là biến chứng thường gặp của trật khớp vai khi ngủ.
- Chèn ép dây thần kinh gây mất cảm giác tại bả vai hay thậm chí là tê liệt cả cánh tay.
Bị trật khớp vai khi ngủ có thể gây biến chứng
4. Bị trật khớp vai khi ngủ nên làm gì?
Nếu bị trật khớp vai khi ngủ, bạn hãy bình tĩnh thực hiện các hướng dẫn sau:
Hạn chế cử động, di chuyển
Khi bị trật khớp vai hay bất kỳ khớp nào trên cơ thể, luôn tuân thủ nguyên tắc hạn chế cử động hoặc di chuyển để tránh bị đau nhiều hơn và tổn thương nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy giữ nguyên tư thế và tuyệt đối không vận động mạnh (xoay, lắc).
Cố định khớp vai
Bạn có thể tự cố định khớp vai tại nhà bằng cách nhờ người thân trong gia đình dùng khăn, vải để quấn qua vai, vòng qua ngực. Lưu ý không quấn quá chặt gây khó chịu và cản trở lưu thông máu, cũng không quấn quá lỏng vì sẽ không cố định được khớp vai một cách chắc chắn.
Chườm nước đá lạnh
Để giảm sưng đau, bạn cho đá viên vào túi vải rồi chườm lên khớp vai bị trật. Chườm trong 15 phút và thực hiện lại sau mỗi 1 giờ đến khi tình trạng sưng đau thuyên giảm, không còn khó chịu. Bạn chỉ nên chườm lạnh, tuyệt đối không chườm nóng hay áp dụng các mẹo dân gian như xoa rượu, thoa mật gấu vì những cách này không mang lại hiệu quả, làm tăng nguy cơ tổn thương mô mềm và dây thần kinh.
Đến cơ sở y tế thăm khám
Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bạn nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng, tốt nhất là đến cơ sở y tế gần nhất. Lúc này, bạn có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển nên hãy nhờ người thân trong gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ.
Khi gặp bác sĩ, hãy cung cấp thông tin càng chi tiết càng tốt, bao gồm thói quen sinh hoạt, tư thế ngủ, mức độ đau, khả năng vận động, đã sơ cứu như thế nào,… Những thông tin này sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị.
Đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh
5. Điều trị trật khớp vai khi ngủ
Nếu xác định bạn bị trật khớp vai khi ngủ, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp X-quang hoặc chụp MRI. Mục đích của việc này là đánh giá bị trật khớp vai ở mức độ nào, có bị gãy xương vai hay không, từ đó, chỉ định các phương pháp điều trị sau.
Nắn vai
Nếu tình trạng trật khớp vai chỉ mới xảy ra và ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện nắn vai để đưa khớp bị trật về đúng vị trí. Trường hợp ít đau, bạn không cần phải dùng thuốc trước khi nắn vai. Nhưng nếu đau nhiều, bạn có thể phải dùng thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần.
Cố định khớp
Để khớp vai bị trật ổn định tại vị trí ban đầu, bác sĩ sẽ cho bạn dùng đai y khoa. Đai được đeo chắc chắn, có thể kèm theo chức năng nâng đỡ cánh tay để giảm trọng lực tác động lên vai. Thời gian đeo tùy từng trường hợp cụ thể.
Dùng thuốc
Để giảm đau, chống viêm và giãn cơ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen sodium hoặc acetaminophen. Bạn cần uống đúng liều, đúng thời gian chỉ định, ngay cả khi đã đỡ đau. Việc này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị.
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ trong quá trình điều trị
Phẫu thuật
Phương pháp này được chỉ định nếu bị trật khớp vai khi ngủ mức độ nặng, các phương pháp trên không đáp ứng, khả năng phục hồi của dây chằng và khớp vai không cao, xương vai bị gãy, mạch máu bị tổn thương, ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động.
Dù thực hiện phương pháp điều trị nào thì việc chăm sóc sau điều trị cũng rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch. Đồng thời, chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đủ chất để mau chóng hồi phục.
Nếu vẫn còn phân vân không biết bị trật khớp vai khi ngủ nên làm gì, bạn hãy đến Chuyên khoa Cơ Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn.
Quý khách có thể gọi hotline 1900 56 56 56 để chủ động đặt lịch khám trước.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
