Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ chậm mọc răng có sao không và cách khắc phục cha mẹ cần biết
- 11/02/2022 | Trẻ mọc răng nào đầu tiên? Chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào?
- 27/02/2022 | Giải đáp thắc mắc: Như thế nào là chậm mọc răng?
- 22/02/2022 | Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình?
1. Trẻ chậm mọc răng là như thế nào?
Thời điểm và quá trình mọc răng ở mỗi đứa trẻ có thể sẽ khác nhau. Ví dụ, có trẻ mọc răng rất sớm, mọc liền một lúc nhiều cái, có bé lại muộn hơn và mọc từng cái một. Tuy vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa, đến khoảng 6 tháng là trẻ bắt đầu mọc răng, sau đó sẽ mọc cơ bản và đầy đủ vào lúc 2 hoặc 2 tuổi rưỡi.
Số răng mọc ảu trẻ thường được tính bằng số tháng tuổi từ cho 4. Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng theo thức tự là răng cửa của hàm dưới, sau đó là răng cửa hàm trên, răng cối sữa, răng nanh.
Theo các chuyên gia, nếu trẻ khoảng 12 - 13 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc răng thì đây chính là tình trạng trẻ chậm mọc răng.
Mọc răng chậm xảy ra khi bé từ 12 - 13 tháng tuổi nhưng không mọc răng
2. Tại sao trẻ lại mọc răng chậm?
Trẻ chậm mọc răng có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân khách quan
-
Ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến từ bố mẹ, người thân có người bị mọc răng chậm cũng có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng.
-
Trẻ chậm mọc răng có thể là do thời điểm sinh của bé còn sớm, bé bị sinh non nên cơ thể chưa được cung cấp đủ lượng dưỡng chất giúp bé phát triển một cách tốt nhất. Chính vì vậy, khả năng mọc răng muộn của bé là cao hơn so với các bé sinh đủ tháng.
-
Trẻ gặp phải các bệnh về răng miệng cũng có thể khiến quá trình mọc răng bị ảnh hưởng, chậm hơn bình thường. Các bệnh này bao gồm: viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng,...
Trẻ sinh non có thể mọc răng chậm hơn so với các bé sinh đủ tháng
Nguyên nhân chủ quan
-
Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ dưỡng chất khiến quá trình mọc răng không diễn ra theo đúng thời gian.
-
Bé bị thiếu canxi khiến răng không thể mọc nhanh và làm trẻ chậm mọc răng.
-
Trẻ bị thiếu vitamin K2. Với tác dụng giúp đưa canxi từ máu tới răng và xương thì việc thiếu hụt chất này khiến thiếu hàm lượng canxi để mọc răng. Theo các chuyên gia, nếu thiếu vitamin K thì quá trình đưa canxi tới răng và xương chỉ đạt hiệu suất khoảng 30%.
-
Ảnh hưởng của một số bệnh lý như suy tuyến giáp, hội chứng Down,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm mọc răng. Khi bị suy tuyến giáp, bé không chỉ mọc răng vĩnh viễn chậm hơn bình thường mà còn xuất hiện theo các tình trạng như chậm nói, chậm về khả năng di chuyển, thừa cân,...
3. Mọc răng chậm có gây nguy hiểm với bé không?
Với các thông tin ở trên, có thể thấy trẻ chậm mọc răng có thể là do yếu tố bẩm sinh hoặc do cơ thể bé đang chịu sự ảnh hưởng, tác động của một yếu tố nào đó. Do đó, khi nhận thấy tình trạng chậm mọc răng, bố mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra hoặc can thiệp y tế.
Khi tình trạng chậm mọc răng kéo dài và không được can thiệp kịp thời có thể gây ra các biến chứng tiêu cực cho bé như:
-
Răng vĩnh viễn sẽ không đẹp.
-
Khi răng vĩnh viễn mọc trước răng sữa sẽ kiến bé có 2 hàm.
-
Trẻ gặp các bệnh lý về răng miệng như viêm chân răng, sâu răng lây lan với nhiều chiếc cùng một lúc.
Tình trạng chậm mọc răng kéo dài có thể khiến răng vĩnh viễn của bé bị mọc lệch
4. Cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng mà bố mẹ cần biết?
Trong trường tình trạng chậm mọc răng xảy ra với trẻ, bố mẹ cần xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng để có hướng xử lý phù hợp nhất. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây để cải thiện tình trạng cho bé. Gồm có:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
-
Chế độ ăn uống của mẹ cũng cần được thay đổi, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Bởi khi bé được cho bú bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo giúp bé được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần cho sự phát triển của cơ thể.
-
Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm, rau xanh hay hoa quả có chứa các chất cần thiết cho quá trình mọc răng như vitamin K2, canxi, vitamin D.
-
Không nên cho bé ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng quá cao phốt pho.
-
Cho bé sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa.
-
Cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Bố mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa
Rèn cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh
-
Bố mẹ có thể cho bé tắm nắng vào sáng sớm khoảng 10 - 15 phút (trước 9h sáng) để cơ thể được hấp thụ vitamin D tốt hơn. Không nên để bé tắm nắng quá lâu hoặc quá muộn.
-
Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý tại khoang miệng.
-
Tập cho bé ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản nhất về tình trạng trẻ chậm mọc răng mà MEDLATEC muốn gửi tới bố mẹ. Mong rằng đây sẽ là những gợi ý thực sự hữu ích giúp bố mẹ chăm sóc trẻ mỗi ngày.
Để tránh các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mọc răng chậm, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Nếu đang tìm một địa chỉ như vậy thì Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là cái tên mà bố mẹ nhất định không nên bỏ qua.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cùng việc kết hợp sử dụng các phương pháp thăm khám và trang thiết bị hiện đại giúp đưa ra những kết luận chính xác nhất cho bé. Từ đó, đưa ra phương pháp can thiệp - xử lý giúp bé mọc răng nhanh chóng và an toàn.
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn hoặc cần đặt lịch sử dụng dịch vụ kiểm tra - chẩn đoán tại MEDLATEC vui lòng liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!