Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân khiến trẻ lười bú
- 11/06/2022 | Những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ lười bú và cách khắc phục
- 01/07/2023 | Mẹ có biết vì sao trẻ lười bú?
- 01/10/2023 | Bé đòi bú liên tục không chịu ngủ, cha mẹ nên làm gì?
- 01/01/2024 | Bé bú 5 phút là ngủ có bình thường không? Mẹ nên làm gì?
- 01/03/2024 | Tư thế cho bé bú: hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện
1. Trẻ lười bú: Khi nào cần đi khám
Mỗi lần bú, trẻ sơ sinh chỉ cần khoảng 50 - 70 ml sữa mẹ vì dạ dày của trẻ rất nhỏ. Tuy nhiên, sau 2 tuần, dạ dày của trẻ sẽ mở rộng hơn và lượng sữa trẻ tiêu thụ cũng sẽ cao hơn. Trẻ có thể bú khoảng 60 - 90 ml sữa một lần. Sau đó, cơ thể của trẻ sẽ quen dần với việc bú mẹ và khi đạt từ 1 đến 6 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể bú từ 90 đến 150ml.
Trẻ cần bú mẹ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Tình trung bình, một ngày trẻ có thể bú khoảng 8 đến 12 lần. Nếu bú sữa mẹ, mỗi cữ bú nên cách nhau 2 tiếng. Đối với những trẻ dùng sữa công thức thì mỗi cữ bú nên cách nhau khoảng 2 tiếng.
Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi và quan sát trẻ, nếu sau khi bú, trẻ ngủ ngon, không quấy khóc và đi tiểu trên 6 lần một ngày, đồng thời tăng cân đều đặn nghĩa là bé đã được nhận được lượng sữa đầy đủ.
Những trường hợp trẻ không bú đủ từ 8 đến 12 cữ mỗi ngày, nhưng cơ thể trẻ vẫn phát triển bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Một số trẻ thường phải nghỉ sau khoảng 1 đến 2 phút, rồi sau đó mới bú tiếp. Tuy nhiên, cũng có những trẻ có thể bú liên tục trong 2 phút, điều này tùy thuộc vào lượng sữa của mẹ cũng như dạ dày của trẻ.
Trẻ lười bú thường kèm theo biểu hiện quấy khóc khi bú
Nếu trẻ lười bú và xuất hiện những triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ và có phác đồ điều trị phù hợp:
● Trẻ không tăng cân và sụt cân bất thường.
● Trẻ bú ít hơn khoảng thời gian trước đó.
● Trẻ không muốn bú.
● Khi bú, trẻ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu.
2. Trẻ lười bú là do đâu?
Tìm được nguyên nhân khiến trẻ lười bú sẽ giúp việc khắc phục tình trạng này trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn, từ đó bảo vệ sức khỏe và giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bú mẹ ít hơn bình thường:
- Hệ tiêu hóa yếu: Khi trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển toàn diện và rất nhạy cảm. Vì thế, chỉ một tác động rất nhỏ cũng có thể khiến trẻ dễ gặp phải những bệnh lý về đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,... Khi mắc bệnh về đường tiêu hóa, trẻ thường hấp thu kém và lười bú hơn bình thường. Cùng với đó là một số biểu hiện bất thường khác như quấy khóc khi bú, hay bị nôn trớ,...
- Do sữa mẹ có vị lạ: Nếu mẹ ăn những thực phẩm quá cay, có chứa nhiều mùi vị, đồ ăn quá chua, có chứa nhiều hành tỏi,... thì sữa mẹ có thể xuất hiện mùi vị lạ. Đây là nguyên nhân khiến trẻ lười bú hoặc dễ bị đầy hơi, đau bụng. Do đó, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống khi đang trong thời kỳ cho con bú.
Nhiều nguyên nhân khiến trẻ lười bú
- Cho con bú sai tư thế: Nếu cho con bú không đúng tư thế, trẻ sẽ không cảm thấy thoải mái, dễ bị nôn trớ,... Điều này có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ và lười bú mẹ.
- Do trẻ bị bệnh: Trong nhiều trường hợp, tình trạng trẻ lười bú mẹ và chững cân hay chậm tăng cân có thể do trẻ đang mắc phải một số bệnh lý như viêm loét miệng, viêm lợi cấp,... Chính vì thế, mẹ nên để ý chi tiết những biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa con đi khám và điều trị. Bên cạnh đó, khi trẻ bị bệnh mà không được chữa trị sớm, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị yếu dần đi, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
3. Trẻ lười bú mẹ có sao không?
Trẻ lười bú mẹ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe đối với cả mẹ và bé, cụ thể như sau:
- Đối với mẹ: Nếu việc cho con bú diễn ra thuận lợi cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ. Các bà mẹ cho con bú sẽ giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Nếu bé lười bú mẹ, nguồn sữa của mẹ cũng sẽ giảm và có thể gây ra tắc sữa. Tình trạng tắc sữa khiến mẹ đau nhức, thậm chí gây viêm ngực và áp xe ngực.
- Đối với trẻ: Trẻ lười bú sữa mẹ sẽ không được bổ sung dưỡng chất và kháng thể khiến cho hệ miễn dịch của trẻ yếu ớt, do đó trẻ có thể phải đối mặt với những vấn đề như cân nặng không đạt mức tiêu chuẩn, khó phát triển toàn diện. Hơn nữa, trẻ lười bú sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đứa trẻ bú mẹ đầy đủ.
3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng trẻ lười bú?
Khi thấy trẻ có hiện tượng lười bú cùng với những vấn đề như chậm tăng cân hay dễ mắc bệnh, cha mẹ nào cũng rất lo lắng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng trẻ lười bú:
- Thời điểm cho trẻ bú và khoảng cách giữa từng cữ bú cần điều chỉnh để phù hợp với từng tháng tuổi của trẻ.
- Cho bé thói quen bú đúng cách: Đây là vấn đề cơ bản và rất quan trọng đối với trẻ. Mẹ nên cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách. Đồng thời cần phân chia các cữ bú cho hợp lý. Cho trẻ bú từng bên và mỗi bên trẻ cần bú khoảng 15-20 phút.
- Khi cho bé bú, mẹ nên đặt bé đúng tư thế để giúp con cảm thấy thoải mái. Đồng thời, cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp cho nguồn sữa về đều hơn và nhiều hơn, giúp trẻ bú dễ dàng hơn.
- Mẹ nên ăn những thực phẩm phù hợp trong giai đoạn cho con bú. Nên bổ sung nhiều dưỡng chất và cần hạn chế những thực phẩm có thể gây ra tình trạng mất sữa hoặc ảnh hưởng đến mùi vị của sữa.
Nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện bất thường
- Cho bé ngủ đủ giấc để trẻ vui vẻ, tươi tỉnh và khiến cho việc bú sữa mẹ trở nên thoải mái hơn.
- Cho trẻ đi khám sớm vì việc lười bú sữa mẹ có thể là do bệnh lý.
- Bổ sung đủ vi chất theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ lười bú và những cách khắc phục tình trạng này. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ ngay với tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!