Các tin tức tại MEDlatec

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có đáng lo không?

Ngày 01/08/2023

Từ khóa chính: trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có đáng lo không?

Vàng da là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường kéo dài trong vài tuần đầu kể từ khi bé chào đời và không gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da, cha mẹ cần chú ý theo dõi và cho bé đi điều trị kịp thời.

1. Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, phổ biến ở trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh có lượng hồng cầu tương đối cao, tế bào hồng cầu liên tục được sản sinh, phá hủy hồng cầu cũ trong cơ thể. Khi hồng cầu vỡ, chúng sẽ giải phóng bilirubin. Ở trẻ sơ sinh, gan chưa phát triển hoàn thiện để có thể loại bỏ được toàn bộ lượng bilirubin trong máu nên gây ra hiện tượng vàng da.

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Nồng độ bilirubin thường bắt đầu giảm sau vài ngày, vài tuần kể từ khi trẻ chào đời, chúng được chuyển hóa, đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu hoặc phân. Nhờ vậy, tình trạng vàng da ở trẻ cũng được cải thiện rõ rệt.

Vàng da ở trẻ sơ sinh gồm 2 dạng, đó là vàng da sinh lý và bệnh lý. Trong đó tình trạng vàng da sinh lý chiếm phần lớn. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở cổ, ngực, bụng và mặt, triệu chứng vàng da sinh lý thường kéo dài khoảng 2 tuần và sẽ tự khỏi.

Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da, cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu vàng da bệnh lý, tình trạng này xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, ví dụ như cánh tay, chân, bụng. Ngoài ra, trẻ còn đối mặt với một số biểu hiện như: sốt cao, hay bị nôn trớ, trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú…

2. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nghiêm trọng không?

Như đã nêu trên, tình trạng vàng da thường diễn ra khoảng 1 - 2 tuần và tự khỏi. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da, vậy hiện tượng này có đáng lo ngại hay không?

Nếu tình trạng vàng da kéo dài, cha mẹ nên cho bé đi khám.

Vàng da kéo dài còn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, ví dụ như bệnh lý huyết học bẩm sinh, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc do nhiễm trùng,… Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da do mắc bệnh lý về gan, cơ thể không đủ enzyme để chuyển hóa bilirubin.

3. Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị vàng da kéo dài

Dấu hiệu đặc trưng nhất ở bệnh nhi vàng da đó là làn da hơi vàng, trông khá giống rám nắng. Nếu để ý kĩ, cha mẹ sẽ thấy tình trạng vàng da xuất hiện rõ ở lòng bàn chân, bàn tay, thậm chí là miệng và lưỡi của trẻ. Thậm chí, ở một số bệnh nhi, củng mạc mắt cũng chuyển màu ánh vàng.

Các triệu chứng đi kèm có thể kể đến như: nước tiểu của trẻ sẫm màu, phân có màu xanh lá cây hoặc xanh rêu,… Đặc biệt, khi bị vàng da, trẻ thường xuyên bỏ bú, hay rơi vào trạng thái li bì, ngủ rất nhiều. Các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi triệu chứng xảy ra ở trẻ, nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, trẻ cần được đi kiểm tra và điều trị kịp thời.

4. Chẩn đoán và điều trị cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Đối với bệnh nhi vàng da, bác sĩ nhận biết bằng cách theo dõi màu sắc lòng bàn tay, lòng bàn chân, củng mạc mắt và màu sắc nước tiểu, phân của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu của bệnh nhi, tiến hành kiểm tra chức năng gan, tuyến giáp, siêu âm bụng và xét nghiệm công thức máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm, kiểm tra bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây vàng da kéo dài và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Khi điều trị vàng da, bác sĩ tập trung giảm nồng độ bilirubin trong máu của bệnh nhi. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là: chiếu đèn, tiêm globulin miễn dịch vào tĩnh mạch hoặc truyền thay máu nếu cần thiết.

Chiếu đèn là phương pháp điều trị phổ biến cho trẻ bị vàng da

Chiếu đèn là phương pháp điều trị phổ biến nhất, đèn có ánh sáng trong quang phổ xanh lam, chúng giúp chuyển đổi cấu trúc, hình dạng của bilirubin. Nhờ vậy, quá trình đào thải bilirubin trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn, giảm nồng độ bilirubin trong máu của bệnh nhi. Khi chiếu đèn, bệnh nhi chỉ cần mặc một chiếc tã, đồng thời dùng miếng bảo vệ mắt.

Đối với nguyên nhân bất tương hợp giữa nhóm máu của mẹ và bé, bác sĩ thường chỉ định điều trị vàng da bằng cách truyền globulin miễn dịch qua tĩnh mạch của trẻ. Với bệnh nhi vàng da mức độ nặng, các phương pháp điều trị điều không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành truyền thay máu.

5. Bí quyết chăm sóc trẻ vàng da tại nhà

Song song với điều trị tại bệnh viện, cha mẹ nên xây dựng kế hoạch chăm sóc tại nhà cho bệnh nhi. Bác sĩ khuyến khích mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên để tăng nhu động ruột, tăng lượng bilirubin được đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu người mẹ không đủ sữa thì có thể cho con dùng thêm sữa công thức.

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng vàng da, các bậc phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm.

Trẻ cần được tăng cường bú mẹ để đảm bảo sức khỏe tốt

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có phải vấn đề nghiêm trọng không. Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC khi tình trạng vàng da kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.