Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
- 16/06/2021 | Đi tìm lời giải cho băn khoăn tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ
- 05/03/2021 | 7 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng nghẹt mũi
- 02/05/2020 | Làm sao để bớt phiền toái với chứng nghẹt mũi?
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng thường xuyên bị nghẹt mũi do cấu tạo đường hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên khả năng kháng virus, vi khuẩn còn kém. Tuy nhiên, triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ thường không biểu hiện rõ ràng nên đôi khi cha mẹ khó phát hiện tình trạng bệnh ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất thường gặp
Nghẹt mũi chính xác là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường thông không khí, gây khó khăn trong việc hít thở. Thực tế nghẹt mũi rất thường gặp, song ở trẻ sơ sinh lại gây khó chịu hơn do trẻ chưa học được cách thở bằng miệng thuần thục. Nghẹt mũi không gây tình trạng chảy nước mũi, nhất là nguyên nhân do vi khuẩn nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến việc ngủ và ăn uống.
Để điều trị hiệu quả nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, điều quan trọng là cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do bệnh cảm thông thường, ngoài ra còn có thể do 1 số vấn đề khác như:
-
Cảm cúm đi kèm với biếng ăn, lười bú, sốt nhẹ.
-
Dị ứng: có thể là dị ứng bụi nhà, phấn hoa hoặc dị ứng với món ăn.
-
Niêm mạc mũi trẻ bị kích thích bởi tác nhân như nước hoa, khói thuốc lá, bụi,…
-
Các bệnh do virus,...
-
Có dị vật trong mũi, đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây ngạt, chảy máu mũi ở trẻ sơ sinh.
Cần cẩn thận tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh do dị vật
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do ngạt mũi sơ sinh, nghĩa là nước nhầy bào thai chưa được đẩy sạch ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, khi dịch nhầy được hệ hô hấp tự thải bỏ hoặc bố mẹ hỗ trợ làm sạch thì tình trạng nghẹt mũi sẽ biến mất.
2. Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hiệu quả
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh đa phần không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tuy nhiên lại khiến trẻ khó chịu, khó thở do chưa biết cách thở bằng miệng. Nghẹt mũi lâu dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, thiếu oxy, chán ăn,… nên cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp đơn giản sau để khắc phục cho trẻ.
2.1. Dùng dụng cụ hút mũi
Đây là cách phổ biến được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để làm sạch dịch nhầy gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Đầu tiên cần nhỏ nước muối sinh lý vào hai mũi của con, chờ khoảng vài giây để nước muối làm mềm và làm loãng dịch nhầy. Sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, bấm nút để máy hút hoạt động, nước mũi và dịch nhầy sẽ được hút ra khỏi đường mũi.
Dùng dụng cụ hút mũi sẽ khắc phục tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng song các chuyên gia khuyến cáo, không nên áp dụng nhiều lần trong ngày. Nhất là trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi khá nhạy cảm, nếu dùng liên tục có thể gây kích ứng, tổn thương niêm mạc mũi của con.
Nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy mũi của trẻ
2.2. Nhỏ nước muối sinh lý
Đây là cách đơn giản có thể áp dụng với cả tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ lẫn người trường thành. Nước muối sinh lý sẽ làm mềm dịch nhầy, giúp làm sạch niêm mạc mũi và từ đó trẻ dễ thở hơn.
Trẻ sơ sinh có hệ hô hấp nhạy cảm, vì thế nên chọn mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc thay vì tự pha chế sử dụng. Tần suất nhỏ phù hợp với trẻ là 3 lần mỗi ngày, không nên lạm dụng vì có thể khiến trẻ bị khô dịch mũi.
2.3. Lau dịch mũi cho trẻ
Nếu dịch nhầy tồn tại lâu trong mũi của trẻ sơ sinh và cứng lại thành lớp vỏ khiến trẻ khó chịu thì có thể dùng miếng bông ẩm để nhẹ nhàng lau sạch lớp chất nhầy này.
2.4. Xông hơi
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ sẽ được cải thiện nếu cha mẹ sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc bình phun nước mát trong phòng. Cách tắm hơi cũng đem lại hiệu quả tương tự, tuy nhiên nên đảm bảo vệ sinh bởi môi trường nhiều ẩm cũng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, trong đó có vi khuẩn đường hô hấp.
2.5. Nâng cao đầu trẻ khi ngủ
Tình trạng nghẹt mũi sẽ khiến trẻ sơ sinh khó thở, do đó hãy dùng khăn hoặc gối để nâng cao đầu cho bé khi ngủ. Triệu chứng khó chịu sẽ được cải thiện, hơn nữa trẻ cũng dễ ngủ hơn.
Vỗ nhẹ vào lưng trẻ giúp giảm cảm giác khó chịu do nghẹt mũi
2.6. Vỗ nhẹ vào lưng trẻ
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đi kèm với tình trạng tức ngực, khó thở có thể vỗ nhẹ vào lưng. Nếu làm đúng cách, việc này sẽ giúp làm lỏng và long chất nhầy ứ đọng trong ngực trẻ và từ đó cải thiện chứng nghẹt mũi.
Có thể đặt trẻ nằm úp trên đầu gối rồi lấy tay vỗ lưng nhẹ nhàng hoặc đặt trẻ lên đùi tùy theo tư thế thuận tiện nhất.
Hầu hết tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện với các biện pháp đơn giản này, song nếu có dấu hiệu nặng hơn như: sốt cao, khó chịu ở tai, trẻ khó thở, thở nhanh, phát ban,… thì cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế. Lúc này ngoài nghẹt mũi, trẻ có thể còn đang gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
3. Mách mẹ cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Để bảo vệ hệ hô hấp non nớt của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
3.1. Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ
Nhà cửa sạch sẽ sẽ ngăn ngừa tác nhân có thể gây kích thích hệ hô hấp, làm tăng tiết dịch nhầy và nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, không hút thuốc trong nhà, giữ thảm sạch sẽ, không có bụi, hạn chế trẻ tiếp xúc nhiều với thú cưng.
3.2. Cho trẻ bú nhiều
Bú nhiều vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp bổ sung nước để tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh được cải thiện.
3.3. Vệ sinh mũi họng cho trẻ
Có thể vệ sinh mũi họng đơn giản cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, tuy nhiên không nên lạm dụng thực hiện nhiều lần trong ngày vì có thể gây khô dịch mũi.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng, song cha mẹ cần lưu ý theo dõi và áp dụng các biện pháp cải thiện để tránh trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc nhiều.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!