Các tin tức tại MEDlatec
Tư vấn: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không?
- 01/07/2023 | Bệnh tiểu cầu thấp có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- 01/01/2024 | Bệnh giảm tiểu cầu: dấu hiệu cảnh báo và mức độ nguy hiểm
- 04/10/2024 | Gợi ý các loại nước ép làm tăng tiểu cầu
1. Tìm hiểu về bệnh giảm tiểu cầu
Trước khi tìm hiểu giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không thì bạn cần biết những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Bệnh tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là tế bào máu được sản xuất bởi tủy xương tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông để cầm máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng trong máu thấp hơn mức bình thường với những mức độ khác nhau. Với có thể bình thường, số lượng tế bào tiểu cầu trong máu sẽ dao động từ 150.000 – 450.000 tế bào/micro lít máu.
Tiểu cầu là thành phần không thể thiếu tham gia vào quá trình đông máu
Triệu chứng tiểu cầu
Với những trường hợp tiểu cầu nhẹ < 150.000 tế bào/micro lít máu, người bệnh thường không có triệu chứng bất thường hoặc biểu hiện không rõ ràng. Khi số lượng tiểu cầu giảm thấp trong máu, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng:
- Da xuất hiện các chấm xuất huyết nhỏ rải rác toàn thân, chủ yếu tập trung ở 2 chân.
- Nổi các nốt ban xuất huyết kích thước > 3mm dưới da.
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, mắt kém, suy nhược.
- Thường xuyên bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Vết thương hở có tình trạng chảy máu liên tục khó cầm hoặc không thể cầm được.
- Rong kinh, kinh nguyệt bất thường, máu ra nhiều hoặc ra máu âm đạo.
Nếu số lượng tiểu cầu < 10.000 tế bào/micro lít máu là mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm tiểu cầu. Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh nhân còn có hiện tượng chảy máu tự phát, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, màng não hay toàn thân, nguy cơ cao tử vong.
Chảy máu cam thường xuyên có thể là biểu hiện của giảm tiểu cầu
2. Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Nhiều người lo lắng không biết giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không hay do những nguyên nhân khác.
Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Giảm tiểu cầu không phải là ung thư máu nhưng ung thư máu có thể dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu.
Các tế bào ung thư phá hủy các tế bào máu do tủy xương tạo ra hoặc thay thế vị trí của tế bào máu trong đó có cả tiểu cầu. Điều này dẫn đến tình trạng số lượng tế bào tiểu cầu trong máu giảm so với mức bình thường. Ngoài ra, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư máu cũng có liên quan đến bệnh giảm tiểu cầu.
- Hóa trị nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng có thể đồng thời gây ra những tổn thương tủy xương và phá hủy các tiểu cầu khỏe mạnh.
- Xạ trị với liều cao có thể ảnh hưởng quá trình sản xuất tiểu cầu.
Ngoài ung thư máu thì các loại ung thư khác di căn xương cũng gây cản trở hạn động sản xuất tiểu cầu. Trường hợp ung thư lá lách khiến lách tăng kích thước, tế bào tiểu cầu sẽ bị giữ lại ở lạch nhiều hơn làm giảm hàm lượng trong máu.
Những bệnh nhân bị giảm tiểu cầu xuất huyết cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý ác tính về máu và một số loại ung thư như u vú, gan, phổi, thận,…
Hóa trị chữa ung thư có thể đồng thời phá hủy tế bào tiểu cầu khỏe mạnh
Những nguyên nhân giảm tiểu khác không liên quan ung thư
Không chỉ liên quan đến ung thư mà giảm tiểu cầu còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch của cơ thể nhận nhầm tiểu cầu là kháng nguyên lạ làm giảm lượng sản xuất tại tủy xương cũng như hàm lượng tiểu cầu trong máu.
- Nhiễm virus như viêm gan B, C, sởi, rubella, thủy đậu, quai bị, HIV,…
- Virus sốt xuất huyết Dengue.
- Thiếu máu bất sản.
- Ngộ độc hay nhiễm hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, asen,…
- Nghiện rượu.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Đột biến gen di truyền.
3. Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ giảm tiểu cầu, bạn cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân. Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để đánh giá số lượng tiểu cầu và tốc độ chảy máu, thời gian đông máu. Những trường hợp cần xác định nguyên nhân cụ thể khiến tiểu cầu giảm, người bệnh có cần chọc tủy và sinh thiết. Tùy theo mức độ bệnh lý, thể trạng và nguyên nhân gây giảm tiểu cầu của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.
- Điều trị theo nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu như ngừng thuốc, thay thế phương pháp điều trị bệnh, không uống rượu, bia, cắt lách,…
- Truyền tiểu cầu dự phòng với những trường hợp số lượng tế bào giảm rất thấp hoặc có những triệu chứng nặng để ngăn ngừa tình trạng xuất huyết.
Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi lối sống, tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, cố gắng tránh để cơ thể bị tổn thương hay vết thương hở. Bên cạnh đó không sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, aspirin để tránh ảnh hưởng tiểu cầu. Không uống rượu, bia, hút thuốc lá hay sử dụng những chất kích thích khác để tránh tiểu cầu giảm nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra số lượng tiểu cầu cũng là việc cần thiết. Một trong những cách hiệu quả để bạn sớm phát hiện các bệnh lý bất thưởng kể cả khi không có triệu chứng bất thường là khám sức khỏe tổng quát. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ cho bạn biết số lượng tiểu cầu có bất thường hay không. Nếu có, bác sĩ cũng sẽ giải thích cụ thể giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu hay không để bạn yên tâm.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn để kiểm tra sức khỏe hay thăm khám, điều trị giảm tiểu cầu. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe, từ đó lên phương án điều trị hiệu quả. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế của MEDLATEC sẽ đảm bảo được độ chính xác và nhanh chóng của các kết quả kiểm tra.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại MEDLATEC để sớm phát hiện bệnh giảm tiểu cầu
Để đặt lịch với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!