Các tin tức tại MEDlatec
Tư vấn: Trẻ chậm lịch tiêm phòng có ảnh hưởng gì không?
- 08/03/2022 | Có thể dời lịch tiêm phòng cho trẻ không, có làm giảm hiệu quả vắc xin không?
- 27/03/2023 | Chi tiết về lịch tiêm phòng cho trẻ và các vấn đề liên quan
- 30/05/2023 | Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ
1. Tìm hiểu về tầm quan trọng của tiêm phòng đối với trẻ
Theo nghiên cứu của WHO - Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra rằng ước tính trên 85% trẻ được tiêm chủng sẽ sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể, phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm gây ra.
Hiện nay, khung tiêm chủng vắc xin đã được nghiên cứu và đưa ra những chương trình tiêm phòng phù hợp với từng độ tuổi. Bởi mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những phản ứng miễn dịch khác nhau và có những nguy cơ mắc bệnh cũng như gặp biến chứng riêng. Do vậy, việc tiêm phòng đúng lịch là rất cần thiết. Bởi qua thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể trẻ sẽ giảm dần, khả năng được bảo vệ cũng giảm. Tuy nhiên, việc chậm trễ trong việc tiêm chủng cho trẻ vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân bao gồm cả khách quan và chủ quan.
Tiêm phòng giúp tăng hệ miễn dịch cho trẻ
2. Trẻ chậm lịch tiêm phòng có ảnh hưởng gì không?
Trẻ chậm lịch tiêm phòng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe. Cụ thể là bé sẽ dễ mắc các bệnh về truyền nhiễm, là các bệnh mà vắc xin có thể phòng chống được. Dưới đây, là một số nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi trẻ không được tiêm phòng đúng lịch.
Hệ miễn dịch suy giảm
Trẻ sau sinh sẽ nhận được kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này theo thời gian cũng giảm dần và không thể phòng tránh được hết tất cả các bệnh. Do vậy, đây chính là thời điểm trẻ cần được tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ để cơ thể có thể kịp thời sản xuất ra lượng kháng thể mới. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi có thể phòng tránh được 14 bệnh nếu tiêm đủ vắc xin. Nếu tiêm chậm lịch sẽ làm gia tăng 'khoảng trống miễn dịch", làm trẻ dễ mắc bệnh hơn.
Nguy cơ mắc bệnh tăng cao
Sau sinh, trẻ phải tiếp xúc với môi trường mới, xa lạ từ bên ngoài như vi khuẩn, độ ẩm, nhiệt độ, … làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, đối với những trẻ sinh thiếu tháng, sinh non càng cần phải tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ bé tạo hệ miễn dịch đặc hiệu.
Chậm lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Gây ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin
Một vài vắc xin cần được tiêm đúng thời gian, đúng lịch, đúng độ tuổi để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, việc chậm lịch tiêm có thể làm giảm tác dụng của vắc xin.
Nhiều ba mẹ lo lắng trẻ chậm lịch tiêm phòng có ảnh hưởng gì không
Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh nếu không được tiêm phòng đúng lịch sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, có thể gây ra những đợt dịch trong cộng đồng. Từ đó, gây bùng phát các loại bệnh đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch kém, chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ, chưa hết liều.
Gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêm cũng như gia đình, người thân
Việc tiêm phòng chậm lịch cũng gây ra những lo lắng, hoang mang cho người tiêm cũng như người thân trong gia đình. Từ đây dẫn đến có những suy nghĩ sai lệch về tác dụng của vắc xin.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ chậm lịch tiêm phòng có ảnh hưởng gì không” là có. Nếu trẻ chậm lịch tiêm có nghĩa là trẻ đã bỏ lỡ giai đoạn vàng phòng tránh các bệnh mà vắc xin có thể phòng ngừa. Do vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và tham khảo các lịch tiêm phòng theo độ tuổi của con đã được Bộ Y tế khuyến cáo để chủ động cho con được tham gia đúng, đủ nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất cho con.
3. Nên làm gì khi trẻ bị chậm lịch tiêm?
Nhiều ba mẹ băn khoăn, lo lắng không biết trẻ bị chậm lịch tiêm thì có nên tiêm tiếp hay không? Khi trẻ chậm lịch thì ba mẹ nên thực hiện một số điều dưới đây.
Tìm hiểu lịch tiêm và quy trình tiêm
Ba mẹ nên tìm hiểu lịch trình tiêm của con để biết với từng loại vắc xin cần tiêm bao nhiêu mũi, liều lượng, thời gian như thế nào. Từ đó có thể chủ động hơn trong việc tiêm phòng cho trẻ. Một số mũi tiêm rất quan trọng cho bé ở những năm tháng đầu đời có thể kể đến như: lao, viêm gan B, ho gà - uốn ván - bạch hầu, bại liệt và viêm não, viêm phổi do vi khuẩn Hib,...
Đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tiêm bổ sung
Nếu trẻ bị chậm lịch tiêm, ba mẹ hãy liên hệ ngay đến các trung tâm y tế để được tư vấn. Các bác sĩ sẽ có những phương án giải quyết phù hợp cho tường trường hợp như: đề xuất lịch trình tiêm bổ sung hoặc thay thế, yêu cầu tiêm một số liều vắc xin tăng cường để đạt hiệu quả tối ưu.
Ba mẹ nên tuân thủ theo mọi chỉ định từ các bác sĩ cũng như các chuyên gia y tế trong lĩnh vực tiêm phòng. Đảm bảo tiêm đủ liều để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
Bác sĩ tại MEDLATEC đang thăm khám cho trẻ
Nên ghi nhớ lịch tiêm phòng của trẻ
Để tránh việc chậm lịch do các yếu tố chủ quan thì ba mẹ cũng nên ghi nhớ lịch tiêm phòng của con bằng cách cài thông báo nhắc nhở trong điện thoại hoặc để ý tin nhắn thông báo đến lịch tiêm của trung tâm tiêm chủng qua tin nhắn điện thoại. Từ đó, giúp trẻ được tiêm đúng hẹn, đúng liều mà không bị bỏ lỡ một liều vắc xin nào.
Việc tiêm phòng đúng lịch cho trẻ là rất quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ba mẹ giải đáp được những lo lắng trong tiêm phòng cho con.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp vắc xin, dịch vụ tiêm chủng chất lượng với quy trình bảo quản đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế, vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất trên thế giới. Khi đến với MEDLATEC, khách hàng sẽ được các bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn lịch trình tiêm phù hợp và theo dõi 30 phút sau tiêm để đảm bảo không có tác dụng phụ.
Quý khách cũng có thể liên hệ để được tư vấn, đặt lịch hẹn trước miễn phí bằng cách gọi đến hotline của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!