Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư thanh quản: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 01/05/2024 | Thanh quản: cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
- 01/07/2023 | Các loại ung thư thanh quản và phương pháp phòng ngừa bệnh
- 01/09/2023 | Khó thở thanh quản là bệnh gì, điều trị ra sao?
1. Ung thư thanh quản là bệnh gì?
Ung thư thanh quản là khối u ác tính được phát triển từ các tế bào trong thanh quản. Bệnh lý này được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo vị trí khởi phát của tế bào ung thư:
- Ung thư dây thanh âm: bắt đầu từ dây thanh, nơi tạo ra âm thanh.
- Ung thư phía trên dây thanh âm: xảy ra ở phía trên dây thanh.
- Ung thư dưới dây thanh âm: bắt đầu ở khu vực dưới dây thanh âm.
Mô phỏng tiến triển tổn thương do ung thư thanh quản qua các giai đoạn
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư thanh quản
2.1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư thanh quản
- Sử dụng rượu bia thường xuyên, nguy cơ đặc biệt cao khi kết hợp với hút thuốc.
- Tiếp xúc với chất độc hại: amiăng, hóa chất công nghiệp,...
- Di truyền.
2.2. Triệu chứng bệnh ung thư thanh quản
2.2.1. Triệu chứng ung thư thanh quản trong giai đoạn đầu
- Khó nuốt: cảm giác đau hoặc khó khăn khi nuốt nước bọt, đồ ăn, thức uống.
- Ho mạn tính: ho dai dẳng, không rõ nguyên nhân, đã dùng thuốc nhưng không đỡ.
2.2.2. Triệu chứng ung thư thanh quản trong giai đoạn tiến triển
Khi khối u tiến triển, các triệu chứng ung thư thanh quản có thể trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn:
- Đau họng hoặc đau tai dai dẳng dù đã điều trị.
- Khó thở do sự chèn ép của khối u lên đường thở.
- Sụt cân nhanh chóng mà không xác định được lý do rõ ràng.
- Nổi hạch bạch huyết sưng to.
3. Biện pháp chẩn đoán ung thư thanh quản
3.1. Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán ung thư thanh quản. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra các triệu chứng mắc phải và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Quá trình này bao gồm:
- Khám họng và thanh quản bằng đèn và gương để quan sát, tìm kiếm bất thường ở cổ họng và thanh quản.
- Hỏi về triệu chứng người bệnh đang gặp phải như khàn giọng, khó nuốt, ho dai dẳng, đau họng, cảm giác giống như có dị vật trong cổ họng,...
- Hỏi về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, bao gồm cả tiền sử gia đình về ung thư và các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, bia rượu, tiếp xúc chất độc hại,...
3.2. Nội soi thanh quản
Nội soi góp phần sàng lọc, chẩn đoán ung thư thanh quản
Nội soi thanh quản là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ quan sát trực tiếp thanh quản và dây thanh âm để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Quá trình nội soi sử dụng ống mềm đưa qua mũi hoặc miệng đưa xuống thanh quản. Nhờ đó, bác sĩ quan sát kỹ hơn và có thể lấy mẫu mô từ khu vực bất thường để sinh thiết.
3.3. Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp duy nhất để xác định chắc chắn sự hiện diện của tế bào ác tính. Quá trình này bao gồm:
- Lấy mẫu mô từ vùng nghi ngờ có ung thư.
- Xét nghiệm mô học dưới kính hiển vi để xác định xem chúng có phải là tế bào ung thư hay không và nếu có thì đó loại ung thư gì, đang ở giai đoạn nào.
3.4. Chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp hình ảnh giúp bác sĩ xác định kích thước, vị trí và mức độ lan rộng của khối u ác tính ở thanh quản:
- Chụp CT-Scanner: xác định vị trí, kích thước khối u, tìm kiếm dấu hiệu di căn.
- Chụp MRI: đánh giá sự lan rộng của ung thư và mối quan hệ của nó với các cấu trúc xung quanh.
- Chụp PET CT: xác định xem khối u đã di căn hay chưa.
3.5. Các xét nghiệm bổ sung
Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung như:
- Xét nghiệm máu: kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, thiếu máu hoặc các rối loạn khác. Tuy xét nghiệm máu không thể chẩn đoán ung thư thanh quản, nhưng kết quả xét nghiệm cung cấp thông tin về sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
- Chụp X-quang ngực: kiểm tra xem ung thư có lan đến phổi hay không.
- Siêu âm cổ: kiểm tra hạch bạch huyết có sưng không, có dấu hiệu bất thường không.
4. Phương pháp điều trị ung thư thanh quản
Thăm khám định kỳ giúp tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư thanh quản
- Phẫu thuật
Tùy thuộc vào giai đoạn và vị trí của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp:
+ Cắt bỏ khối u: đối với khối u nhỏ hoặc mới ảnh hưởng đến một phần thanh quản.
+ Cắt bỏ toàn bộ thanh quản: trường hợp ung thư lan rộng và không thể bảo tồn.
- Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X hoặc các loại tia phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được bác sĩ áp dụng sau phẫu thuật với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
- Hóa trị
Hóa trị là sử dụng các loại thuốc đặc trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể áp dụng đơn lẻ kết hợp với phẫu thuật và xạ trị.
Ung thư thanh quản là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tăng cơ hội sống và phục hồi. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là đối với những người có yếu tố nguy cơ cao, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của ung thư thanh quản.
Để tầm soát ung thư thanh quản, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!