Tin tức

Các loại ung thư thanh quản và phương pháp phòng ngừa bệnh

Ngày 01/07/2023
Ngô Thị Mai Phương
Ung thư thanh quản là một trong những loại ung thư thường gặp. Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, những bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, tiên lượng rất xấu. Dưới đây là thông tin về các loại ung thư thanh quản và một số phương pháp giúp bạn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

1. Các loại ung thư thanh quản

Thanh quản là một trong những cơ quan của hệ hô hấp. Vị trí của thanh quản là ở phía trước cổ, nằm trên khí quản. Sau và dưới thanh quản là thực quản. Thanh quản thường dài 5cm và rộng 5cm, có vai trò quan trọng trong quá trình phát âm, hít thở và nuốt của con người.

Ung thư thanh quản khá thường gặp

Ung thư thanh quản khá thường gặp

Tình trạng xuất hiện những tế bào ung thư, khối u ung thư trong thanh quản được gọi là ung thư thanh quản. Các chuyên gia phân loại bệnh ung thư thanh quản nhờ vào vị trí khối u và phạm vi lây lan của bệnh. Dưới đây là các loại ung thư thanh quản thường gặp:

- Ung thư thượng thanh môn: Những tế bào ung thư hay các khối u ung thư có thể xuất hiện ở thanh thật hay dưới sụn thanh thiệt. Tuy nhiên, bệnh rất ít gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Thông thường, người bệnh được chẩn đoán khi chụp CT scanner. Nếu không điều trị sớm, những tế bào ung thư có thể phát triển và lan sang vùng dây thanh, hạ thanh môn và sụn giáp.

- Ung thư thanh môn: Đây là loại phổ biến nhất trong các loại ung thư thanh quản. Bệnh thường tiến triển chậm do mô liên kết dưới niêm mạc của dây thanh rất dày đặc, đồng thời mạng lưới bạch mạch thưa thớt. Thông thường ung thư biểu mô của dây thanh sẽ khu trú ở một bên trong thời gian dài, sau đó mới lan sang dây thanh đối diện.

- Ung thư hạ thanh môn: Đây là dạng ung thư thanh quản ít gặp hơn so với loại ung thư thanh quản còn lại. Nếu không được điều trị, những tế bào ung thư sẽ có thể lan sang dây thanh hoặc lan xuống phía dưới sụn nhẫn.

2. Các triệu chứng của ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản có thể gây ra nhiều triệu chứng bệnh khác nhau. Kích thước khối u càng to, vị trí khối u càng nguy hiểm thì triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp:

Close-up of a person's throatDescription automatically generated

Khàn tiếng, đau họng là dấu hiệu của bệnh

- Xuất hiện những thay đổi trong giọng nói, hay gặp nhất là triệu chứng nói khàn.

- Xuất hiện khối u ở cổ.

- Người bệnh thường xuyên bị đau họng, có cảm giác nuốt vướng, nghẹn cổ họng.

- Ho kéo dài.

- Khó thở.

- Thường xuyên bị đau ở tai.

- Sút cân không rõ nguyên nhân.

Tuy nhiên, những triệu chứng của ung thư thanh quản cũng có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của nhiều bệnh lý ung thư khác hoặc cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý thông thường khác như bệnh thanh quản cấp tính, thanh quản mạn tính, hạt xơ dây thanh, nang nước dây thanh, u xơ hay polyp thanh quản,...

Điều này cũng có nghĩa là việc chẩn đoán ung thư thanh quản không chỉ dựa vào các triệu chứng. Ngoài việc thăm khám lâm sàng, sờ hoặc nhìn vùng trước thanh quản, sụn giáp, soi thanh quản,... các bác sĩ còn có thể chỉ định người bệnh thực hiện những phương pháp sau:

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI).

+ Chụp CT Scanner có thể cho biết mức độ lan rộng của khối u.

+ Siêu âm vùng cổ.

+ Chụp tư thế cổ nghiêng.

+ Chụp tomo thanh quản.

+ Sinh thiết, làm hạch đồ.

Các trường hợp bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể được điều trị khỏi và người bệnh có thể phục hồi khả năng phát âm tốt. Ngược lại, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn tiên lượng của bệnh rất xấu, người bệnh có nguy cơ bị tử vong do ngạt thở cấp tính, gây biến chứng viêm phế quản phổi, chảy máu ồ ạt và cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng.

3. Phương pháp phòng ngừa ung thư thanh quản

Hiện nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư thanh quản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản và phòng ngừa những yếu tố nguy cơ này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như sau:

Loại bỏ thói quen hút thuốc để phòng ngừa bệnh

Loại bỏ thói quen hút thuốc để phòng ngừa bệnh

- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm bệnh ung thư thanh quản. Do đó, loại bỏ thói quen hút thuốc lá chính là một phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Các trường hợp hút thuốc lá lâu năm, khi xảy ra những triệu chứng như khàn tiếng, ho, khó thở,... nên đi khám sớm để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác.

- Hạn chế uống bia rượu: Lạm dụng bia rượu là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Nếu kết hợp uống bia rượu và hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Do đó, nên hạn chế uống bia rượu để phòng ngừa ung thư thanh quản.

Hạn chế làm việc trong môi trường khói bụi mà không mang đồ bảo hộ

Hạn chế làm việc trong môi trường khói bụi mà không mang đồ bảo hộ

- Yếu tố nghề nghiệp chẳng hạn như thường xuyên phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều chất độc hại cũng có nguy cơ cao mắc ung thư thanh quản. Để phòng tránh nguy cơ này, người lao động nên tuân thủ những quy định an toàn trong quá trình lao động, đảm bảo trang bị đồ bảo hộ khi lao động và cần khám sức khỏe định kỳ.

- Điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Khi mắc căn bệnh này, axit dịch vị trong dạ dày thường trào lên thực quản, dễ gây viêm thanh quản, viêm thực quản và viêm phế quản. Do đó, để hạn chế những nguy cơ đối với thanh quản hay thực quản, người bệnh cần đi khám và điều trị trào ngược dạ dày thực quản triệt để. Cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như không nên ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn, khi ngủ cần gối cao đầu, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu và thuốc lá hay các loại đồ uống có gas.

- Giữ vệ sinh răng miệng: Với phương pháp này, bạn không chỉ có hàm răng khỏe mạnh mà còn có thể giảm nguy cơ ung thư vòm họng.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nên hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm chiên rán, đồ ăn lên men. Thay vào đó, nên ăn những thực phẩm tươi, ăn nhiều rau xanh và các loại thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa các loại ung thư, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là những trường hợp từ 40 đến 50 tuổi trở lên và có dấu hiệu khàn tiếng trên 2 tuần, đã dùng thuốc nhưng không khỏi.

Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, ung thư, mời quý khách liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ