Các tin tức tại MEDlatec
Vì sao cơ thể cần được bổ sung vitamin B12?
- 16/01/2021 | Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì, có nguy hiểm không?
- 17/12/2020 | Khi nào cần bổ sung vitamin B12 và liều lượng khuyến cáo
- 17/12/2020 | Top 10 thực phẩm bổ sung vitamin B12 hiệu quả nhất
1. Vitamin B12 đối với sức khỏe có vai trò gì?
Vitamin B12 (còn có tên gọi khác là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước mà cơ thể không tự tổng hợp được. Tuy nhiên, vitamin B12 lại có ý nghĩa đặc biệt đối với sức khỏe của mỗi người vì những vai trò quan trọng đối với cơ thể như sau:
Bổ sung vitamin B12 mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Hỗ trợ sản xuất ADN và hồng cầu
Vitamin B12 có nhiệm vụ chủ chốt trong việc tham gia vào quá trình phản ứng và cung cấp nguyên liệu để tổng hợp nên ADN, thành phần quan trọng trong mỗi tế bào, đảm bảo cho quá trình phát triển và phân chia tế bào được diễn ra bình thường. Đặc biệt, vitamin B12 cũng có tác động đáng kể đối với việc sản sinh các tế bào hồng cầu.
Hệ thần kinh
Cơ thể được đáp ứng đủ nhu cầu về thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp hệ thần kinh được khỏe mạnh, duy trì chức năng sinh lý của não. Nguyên nhân bởi vitamin B12 cũng góp phần trong quá trình lưu truyền các tín hiệu giữa các xung thần kinh, bảo vệ các tế bào và ngăn ngừa quá trình thoái hóa, giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ.
Cải thiện tinh thần
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B12 là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tổng hợp nên hợp chất SAM (S-adenosylmethionine), là một hợp chất cần thiết giúp cơ thể chống lại các tác động của sự căng thẳng và lo lắng.
Hệ tim mạch
Homocysteine máu là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch. Một số nghiên cứu khác cho rằng, homocysteine còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và một số biến chứng, dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, hàm lượng homocysteine lại bị tác động do sự có mặt của vitamin B12 trong quá trình chuyển hóa, từ đó giúp cơ thể kiểm soát và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
Hệ tiêu hóa
Quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, giúp phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng cũng cần có sự hỗ trợ đáng kể của vitamin B12. Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp ổn định và nuôi dưỡng môi trường vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự tăng sinh quá mức của các loại vi khuẩn có hại, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động bình thường.
Không được bổ sung vitamin B12 đầy đủ, cơ thể thường sẽ có biểu hiện như: đau đầu, mệt mỏi, sụt cân, run cơ, mất thăng bằng, cảm xúc thất thường,...
2. Bổ sung vitamin B12 như thế nào là hợp lý?
Tùy thuộc vào cơ địa và môi trường sống mà mỗi người sẽ cần được đáp ứng lượng dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt với những trường hợp đang mắc bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần được bổ sung vitamin B12 để được điều chỉnh liều lượng hợp lý. Trừ trường hợp trên, bạn có thể áp dụng theo khuyến cáo như sau:
Đối tượng |
Liều lượng/ngày |
Dưới 6 tháng tuổi |
0,4 mcg |
7 - 12 tháng tuổi |
0,5 mcg |
1 - 3 tuổi |
0,9 mcg |
4 8 tuổi |
1,2 mcg |
9 - 13 tuổi |
1,8 mcg |
Trên 14 tuổi |
2,4 mcg |
Phụ nữ mang thai |
2,6 mcg |
Phụ nữ cho con bú |
2,8 mcg |
Vì cơ thể không có khả năng tự tổng hợp nên vitamin B12 cần được hấp thu từ các chất dinh dưỡng được đưa từ bên ngoài vào cơ thể. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm để giúp điều chỉnh và cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình như sau:
Thịt bò
Là loại thực phẩm giàu protein cùng nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin B3, B6, B12, sắt, kẽm,…. Các món ăn chế biến từ thịt bò vô cùng đa dạng, nếu sử dụng với mức vừa phải sẽ giúp bữa ăn của bạn vô cùng ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Ước tính trong 100g thịt bò sẽ chứa khoảng 3,05 mcg vitamin B12.
Gan động vật
Tương tự như con người, vitamin B12 cũng được tích trữ với hàm lượng lớn ở gan động vật. Bạn có thể sử dụng gan bò, bê hoặc gan cừu, giúp bạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vitamin B12 và làm tăng hương vị cho những bữa ăn gia đình.
Các loại thịt và gan động vật chứa một hàm lượng lớn vitamin B12
Hải sản
-
Cá hồi: một trong những loại cá được ưa chuộng sử dụng nhất với thành phần dưỡng chất cao, đặc biệt giàu omega-3 vừa giúp bạn bổ sung các loại vitamin thiết yếu, vừa hỗ trợ nâng cao và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
-
Cá ngừ: ngoài vitamin B12, cá ngừ còn cung cấp một lượng lớn protein, vitamin A, B3,… và khoáng chất như photpho, selen,…
-
Cá mòi: hiện nay cá mòi được sử dụng để chế biến thức ăn đóng hộp giúp người dùng thuận tiện hơn khi dùng. Nhưng bạn vẫn nên lựa chọn thực phẩm tươi sống giúp bảo toàn nguyên vẹn nguồn dinh dưỡng trong cá mòi có thể kể đến như acid béo omega - 3, nhiều loại vitamin và chất khoáng,…
-
Ngao, sò: một trong những món ăn rất quen thuộc và dễ chế biến, chứa hàm lượng vitamin cao cùng chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ miễn dịch ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh có hại cho sức khỏe.
Sữa
Sữa cùng các chế phẩm khác từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua,… đều là nguồn thực phẩm tuyệt vời, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo,… và vitamin B12. Bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, mè đen, gạo,… để thay đổi món mỗi ngày và giúp tăng khẩu vị thêm ngon miệng hơn.
Ngũ cốc và các loại hạt
Các loại hạt và ngũ cốc luôn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp cho bạn nhiều dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin, chất béo, tinh bột,… Vô cùng thích hợp cho những người ăn chay hoặc mắc các bệnh lý cần hạn chế sử dụng món ăn chế biến từ thịt.
Bạn có rất nhiều sự lựa chọn trong việc cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng cần thiết một cách hợp lý
Cơ thể luôn cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng để các chức năng sinh lý được hoạt động bình thường. Vì vậy, bạn nên chú trọng hơn trong việc chuẩn bị thực đơn cho mỗi bữa ăn hàng ngày, đảm bảo bổ sung vitamin B12 với hàm lượng vừa phải, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu hay chính bản thân. Nếu vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số điện thoại 1900.56.56.56 để được tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!