Các tin tức tại MEDlatec

Viêm họng hạt có lây không? Khả năng lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa

Ngày 30/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Viêm họng hạt là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hoặc sưng tuyến ở trong khoang họng, dẫn đến tình trạng khó khăn khi nuốt và đau họng. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc “viêm họng hạt có lây không?” và cung cấp các thông tin y khoa liên quan để độc giả tham khảo và chủ động hơn trong phòng ngừa.

1. Viêm họng hạt: khái niệm và triệu chứng

Viêm họng hạt là kết quả của sự viêm nhiễm ở vùng họng trong thời gian dài mà không được điều trị hiệu quả. Từ đó, niêm mạc trong koang họng có thể phản ứng bằng cách tạo ra mủ để bảo vệ chỗ bị viêm. Thông thường, mủ này sẽ tích tụ lại và hình thành các hạt nhỏ. Những hạt này có kích thước và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể.

Viêm họng hạt, một tình trạng phổ biến trong hệ hô hấp

Triệu chứng phổ biến của viêm họng hạt:

●       Đau họng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm họng hạt. Đau thường xuất hiện nhiều và gây khó khăn khi nuốt thức ăn, nước uống và cả khi nuốt nhẹ nhàng.

●       Niêm mạc họng bị viêm sưng và tích tụ mủ có thể làm cản trở quá trình nuốt, gây khó khăn và đau đớn.

●       Các hạt mủ có thể gây sưng ở vùng họng, làm cho vùng họng trở nên đỏ và sưng.

●       Các hạt họng được hình thành từ mủ có thể có kích thước và màu sắc khác nhau, thường là màu trắng hoặc màu vàng.

●       Các hạt mủ tích tụ trong koang họng có thể tạo ra mùi hôi khó chịu và có thể ảnh hưởng đến hơi thở.

●       Ho xuất hiện do cơ thể cố gắng loại bỏ mủ và các hạt họng khỏi họng.

Nếu không được điều trị thích hợp, viêm họng hạt có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

2. Giải đáp thắc mắc “Viêm họng hạt có lây không?”

Nguyên nhân chính hình thành viêm họng hạt là do quá trình viêm nhiễm kéo dài trong vùng họng. Quá trình này xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

●       Nhiễm trùng vi khuẩn, virus.

●       Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm viêm nhiễm vùng họng và góp phần vào việc hình thành viêm họng hạt.

●       Thường xuyên nói to quá mức hoặc khi bị viêm họng mạn tính kéo dài có thể làm tăng nguy cơ viêm họng hạt.

●       Tiếp xúc thường xuyên với chất kích ứng như khí độc, hơi hoặc bụi có thể gây viêm nhiễm và khó chịu vùng họng.

Vậy “viêm họng hạt có lây không?” - câu trả lời là bệnh viêm họng hạt không lây. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây viêm họng hạt là do virus thì có thể lây nhiễm. Các hạt mủ hoặc virus tồn tại trong dịch từ mũi hoặc miệng của người bị viêm họng hạt, vì vậy lây nhiễm thường xảy ra thông qua sự tiếp xúc với dịch này của người bị nhiễm bệnh.

Khả năng lây nhiễm viêm họng hạt phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Việc hiểu và nhận biết các phương thức lây nhiễm là cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của viêm họng hạt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như giữ vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, và tránh tiếp xúc gần với người bị viêm họng hạt.

3. Chẩn đoán và hướng điều trị viêm họng hạt

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiến hành kiểm tra lâm sàng để đánh giá mức độ viêm.

●       Bác sĩ có thể sử dụng đèn Clar hoặc ống nội soi để quan sát vùng họng và xác định sự viêm nhiễm và màu của hạt họng.

●       Xét nghiệm mẫu từ họng bằng cách lấy mẫu dịch từ họng của người bệnh, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn hoặc virus.

●       Kiểm tra máu có thể được yêu cầu để đánh giá mức độ viêm và xác định nguyên nhân gây viêm.

Chẩn đoán viêm họng hạt

Quá trình điều trị viêm họng hạt thường tập trung vào giảm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây viêm. Các phương pháp điều trị bao gồm:

- Điều trị nội khoa

●       Dùng kháng sinh (đối với viêm họng hạt do vi khuẩn): Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nếu vi khuẩn được xác định là nguyên nhân gây viêm.

●       Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm: Thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau họng và sưng.

●       Dùng xịt họng hoặc kẹo ngậm: Xịt họng chứa chất kháng khuẩn có thể giúp giảm viêm và sưng họng. Kẹo ngậm cũng có thể mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

- Điều trị bằng phương pháp đốt hạt họng

Đây thường là phương án điều trị sau cùng bác sĩ sẽ khuyên người bệnh áp dụng. Đối với phương pháp này, bác sĩ sử dụng tia laser hoặc đốt lạnh vùng viêm.

- Thay đổi sinh hoạt, lối sống

●       Nghỉ ngơi và uống đủ nước: Nghỉ ngơi giúp cơ thể hồi phục và đủ nước để duy trì độ ẩm trong họng.

●       Thay đổi lối sống: Hạn chế hoặc tốt nhất là từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với chất kích ứng, giữ vệ sinh cá nhân để tránh tái phát viêm họng hạt.

Khi có triệu chứng của viêm họng hạt hoặc bất kỳ vấn đề về họng nào, người bệnh nên đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt và các bệnh về họng

Để ngăn ngừa bệnh viêm họng hạt cũng như các bệnh về họng khác, có một số biện pháp và thói quen hàng ngày mà mọi người có thể thực hiện:

Vệ sinh cá nhân đúng cách

●       Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây, đặc biệt trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc môi trường ô nhiễm.

●       Che miệng và mũi khi hắt hơi: Sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng và mũi khi hoặc hắt hơi để ngăn vi khuẩn và virus lây lan.

Thường xuyên vận động

Thực hiện thường xuyên các hoạt động vận động như tập yoga, hay đi bộ để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm.

Giữ vệ sinh môi trường

●       Tránh tiếp xúc với khí độc hại, khói thuốc lá, khói ô tô, và môi trường ô nhiễm khác.

●       Giữ môi trường sạch sẽ bằng cách lau chùi và thông gió định kỳ để loại bỏ vi khuẩn và virus.

Uống đủ nước

Uống đủ lượng nước hàng ngày giữ cho họng luôn ẩm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và khó chịu. Nên uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh.

Hãy uống đủ lượng nước mỗi ngày

Tránh tiếp xúc với người bệnh

Nếu ai đó xung quanh bạn có triệu chứng viêm họng hạt hoặc bệnh về họng, bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp và tuân thủ quy tắc về vệ sinh cá nhân.

Ăn đúng cách

●       Bổ sung chất dinh dưỡng: Ăn đa dạng thực phẩm giàu chất vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe họng.

●       Tránh thực phẩm kích ứng: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống quá lạnh, quá nóng, có thể kích ứng họng.

Trên đây là những thông tin sức khỏe liên quan đến bệnh viêm họng hạt và giải đáp câu hỏi “viêm họng hạt có lây không?”. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu của bệnh lý này, hãy đến Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám, xét nghiệm và có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể gọi đến số tổng đài sau: 1900 565656 của MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.