Các tin tức tại MEDlatec
Viêm tắc tĩnh mạch: nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- 29/01/2021 | Hiểu như thế nào về giãn tĩnh mạch và mức độ nguy hiểm của bệnh
- 29/01/2021 | Bệnh giãn tĩnh mạch chân có phải là căn bệnh của tuổi già?
- 21/01/2021 | Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh được chỉ định khi nào?
1. Tìm hiểu về viêm tắc tĩnh mạch
Cơ thể con người là một hệ thống mạch máu dày đặc, trong đó có 2 nhóm chính là động mạch và tĩnh mạch. Động mạch sẽ đưa oxy và dinh dưỡng đến các cơ quan. Còn tĩnh mạch nhận máu nuôi này quay trở lại tim, hoàn thành vòng tuần hoàn máu.
Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có vai trò dẫn máu trở về từ các cơ quan đến tim để đảm bảo tuần hoàn máu liên tục
Có nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến các mạch máu này, gọi chung là bệnh lý mạch máu ngoại biên. Trong đó, viêm tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp, xảy ra chủ yếu ở tĩnh mạch nuôi các cơ quan xa như tĩnh mạch tay, chân.
Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị tổn thương do cục máu đông. Dựa trên loại tĩnh mạch vị viêm tắc, bệnh lý được chia thành 2 nhóm bệnh:
Viêm tắc tĩnh mạch nông
Đây là các tĩnh mạch kích thước nhỏ, nằm gần da nên có thể quan sát được bằng mắt thường, nhất là những người da mỏng. Đa phần các mạch máu này bị viêm do lực tác động bên ngoài, ít khi bị viêm tắc do cục máu đông. Viêm tắc tĩnh mạch nông là tình trạng thường gặp, đa phần không nguy hiểm và triệu chứng bệnh tự thuyên giảm mà không cần điều trị đặc hiệu.
Viêm tắc tĩnh mạch nông là tình trạng thường gặp, đa phần không nguy hiểm
Viêm tắc tĩnh mạch sâu
Đây là nhóm tĩnh mạch kích thước lớn, giữ vai trò chính nhận máu từ các khối cơ chân, tay trở về tim. Các tĩnh mạch này dễ bị viêm nhiễm do cục máu đông, cục máu đông này thường hình thành ở nơi khác theo mạch máu di chuyển khắp cơ thể. Đây là tình trạng bệnh nguy hiểm do cục máu đông có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu hoặc di chuyển đến các cơ quan khác gây biến chứng khó lường.
Bệnh còn có tên gọi khác là huyết khối tĩnh mạch sâu. Những bệnh lý này đều chỉ chung một tình trạng huyết khối làm viêm tắc tĩnh mạch đã mô tả ở trên.
2. Nguyên nhân gây viêm tắc tĩnh mạch
Bệnh thường là hệ quả của nhiều bệnh lý liên quan khác như: gãy xương, phẫu thuật,… khiến người bệnh nằm giường lâu, ít vận động kéo dài hoặc các bệnh lý khác như mỡ máu cao, chấn thương. Cục máu đông này có thể di chuyển khắp các mạch máu, nếu gây tắc nghẽn ở tĩnh mạch có thể gây viêm tắc tĩnh mạch.
Ở một số bệnh nhân, đặc điểm máu dễ đông hơn người bình thường thì nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch cũng cao hơn. Máu dễ đông có thể do di truyền hoặc các bệnh lý, tình trạng sức khỏe liên quan như: Thừa cân và béo phì, ung thư, bệnh tự miễn, hút thuốc lá, nghiện rượu, dùng thuốc mang thai kéo dài,…
Rất khó để nhận biết trong cơ thể có tồn tại cục máu đông và nguy cơ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch hay không. Vì thế đa phần bệnh nhân đến khi có triệu chứng và đi thăm khám mới phát hiện được. Ở những người có nguy cơ cao, có thể chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện sớm hơn.
Bên cạnh đó, khi xác định nguyên nhân gây hình thành cục máu đông và viêm tắc tĩnh mạch do cục máu đông, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng giảm yếu tố nguy cơ và điều kiện dẫn đến hình thành huyết khối. Những bệnh nhân có nguy cơ cao cần theo dõi và hạn chế yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát một cách tối đa.
3. Viêm tắc tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?
Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng bệnh nguy hiểm do nguyên nhân gây ra là cục máu đông. Ngoài gây ra tình trạng viêm nhiễm tại chỗ, giảm lưu thông máu thì khi cục máu đông di chuyển trong hệ mạch, nó có thể đến phổi gây thuyên tắc động mạch phổi và ảnh hưởng tương tự đến nhiều cơ quan nội tạng khác.
Khi viêm tắc động mạch phổi xảy ra, máu đến phổi tích tụ mà không được dẫn đi sẽ gây ra nhồi máu phổi. Thể tích vùng phổi chịu ảnh hưởng càng lâu càng dễ bị hoại tử, biến chứng nặng nề hơn có thể xảy đến là suy hô hấp, trụy tuần hoàn, cuối cùng khiến bệnh nhân tử vong khi không can thiệp kịp thời.
Vì thế, cần nhận thức rằng viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, cần điều trị và theo dõi ngay lập tức. Hãy gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng sau: Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, đau khi thở sâu, cảm giác choáng váng, đau ngực, khó thở không rõ nguyên do,…
Cục máu đông có thể di chuyển đến phổi gây biến chứng nguy hiểm
4. Điều trị viêm tắc tĩnh mạch như thế nào?
Để làm thông tĩnh mạch bị viêm tắc, một số phương pháp điều trị thường được áp dụng là:
Điều trị nội khoa
Bệnh nhân cần sử dụng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc tĩnh mạch hoặc các mạch máu khác. Một số thuốc có thể làm tan cục máu đông song sẽ được chỉ định để điều trị viêm tắc.
Phẫu thuật can thiệp
Khi huyết khối làm viêm tắc, ảnh hưởng đáng kể đến quá trình lưu thông máu thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng được phẫu thuật nhằm khôi phục lại lưu thông tuần hoàn. Bác sĩ sẽ thực hiện chèn 1 dây và ống thông đặc biệt vào tĩnh mạch chịu ảnh hưởng, từ đó loại bỏ được cục máu đông.
Việc điều trị viêm tắc tĩnh mạch là một quá trình phức tạp, bệnh nhân cần kiên trì theo phác đồ điều trị kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm nếu không giải quyết triệt để được vấn đề hình thành huyết khối. Đa phần bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc chống đông máu liên tục cho đến khi nguy cơ được loại bỏ. Nếu không thể dùng thuốc hoặc không đáp ứng, để ngăn cục máu đông di chuyển gây tắc mạch máu phổi, bác sĩ sẽ đặt lưới lọc trên tĩnh mạch chủ.
Thường xuyên đổi tư thế, vận động giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông
Điều quan trọng trong phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch là hạn chế yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành cục máu đông. Biện pháp để đạt được mục đích này có thể là: tăng cường vận động, uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng đầy đủ,…
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!