Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm CA 19 - 9 giúp chẩn đoán và phát hiện ung thư tụy
1. Xét nghiệm CA 19-9 là gì?
CA 19-9 là một kháng nguyên ung thư đường tiêu hóa GICA (gastrointestinal cancer antigen). Tên gọi khoa học của CA 19-9 là cancer antigen 19-9 hoặc carbohydrate antigen 19-9. CA 19-9 được bài tiết bởi tế bào biểu mô của các tuyến tiêu hóa và hô hấp như: tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến mật, dạ dày, đại tràng,...
Xét nghiệm CA 19-9 phát hiện ung thư tụy
Kháng nguyên CA 19-9 được cơ thể tổng hợp và bài tiết bình thường trong mức độ cho phép. Đối với trường hợp chỉ số CA 19-9 tăng cao, vượt chỉ số cho phép là dấu hiệu cơ thể có thể đã mắc 1 số bệnh lý: ung thư tụy, ung thư gan, ung thư dạ dày,... Hoặc các bệnh lý lành tính như: tắc mật, viêm đường mật, viêm ruột, viêm tụy cấp hoặc mạn tính, xơ gan, xơ nang, bệnh tuyến giáp,...
Xét nghiệm này là xét nghiệm máu bằng cách ly tâm mẫu máu tách huyết thanh hoặc huyết tương, dùng các thiết bị y khoa kiểm tra, phân tích chỉ số CA 19-9 trong huyết thanh hoặc huyết tương. Với độ nhạy và độ đặc hiệu thấp xét nghiệm này chỉ được dùng như một xét nghiệm chỉ ấn ung thư (marker ung thư) trong chẩn đoán ung thư tụy ở những bệnh nhân có triệu chứng, theo dõi đáp ứng điều trị, tiên lượng và đánh giá tái phát sau điều trị. Ngoài ra, đây là xét nghiệm còn được dùng như dấu ấn chỉ điểm ung thư loại 2 như: ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt,...
2. Xét nghiệm CA 19-9 được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm này được chỉ định trong các trường hợp sau đâu đây:
2.1. Bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư tụy
Tuyến tụy nằm sau dạ dày, nên triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng khó phát hiện, chẩn đoán. Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện thường thì bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, khó chữa trị.
Vì vậy khi có các biểu hiện lâm sàng: cơ thể suy nhược, ăn không ngon, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, cổ trướng ,vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân trắng, bạc màu, sốt liên tục không rõ nguyên nhân, đau co thắt vùng ổ bụng thường xuyên, liên tục,... bệnh nhân nên làm xét nghiệm CA 19-9 để phát hiện sớm ung thư tụy và điều trị.
Ung thư tụy rất nguy hiểm
2.2. Theo dõi và điều trị ung thư tụy
Xét nghiệm này được thực hiện thường xuyên, kiểm tra chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, mức độ giảm của CA 19-9 sau phẫu thuật thể hiện đáp ứng điều trị và tỉ lệ thuận với thời gian sống của bệnh nhân và ngược lại. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.
2.3. Theo dõi tái phát ung thư
Sau khi điều trị (cắt bỏ tụy, hóa trị liệu) cần làm các xét nghiệm này để xác định chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương, xác định tái phát ung thư, mức độ khả quan sau điều trị của bệnh nhân. Đối với chỉ số CA 19-9 ở mức dưới 37 U/mL thì thời gian sống trung bình của bệnh nhân từ 32 - 36 tháng, cao hơn 37 U/mL thời gian sống của bệnh nhân chỉ còn từ 12 - 15 tháng.
Chỉ số CA 19-9 sau điều trị của bệnh nhân trở về giá trị an toàn hoặc giảm từ 20% đến 50%, có liên quan đến thời gian sống kéo dài hơn so với khi CA 19-9 không trở về bình thường hoặc tăng lên.
3. Chỉ số CA 19-9 ở các giai ung thư tụy
Chỉ số CA 19-9 ở người bình thường dao động ở mức < 37 U/mL, thay đổi theo từng phương pháp định lượng và giới hạn tham chiếu.
3.1. Ung thư tụy giai đoạn sớm
Chỉ số CA 19-9 trong huyết tương có thể ở mức bình thường hoặc vượt ngưỡng 37 U/mL, ung thư ở giai đoạn đầu, mới xuất hiện, nằm trong tuyến tụy. Có khả năng điều trị thành công cao, nếu phát hiện kịp thời.
3.2. Ung thư tụy ở những giai đoạn sau
Chỉ số CA 19-9 trong huyết tương lớn hơn 37 U/mL, ung thư ở giai đoạn tiến triển, vùng ung thư lan rộng ra các mô quanh tụy, các hạch bạch huyết, các mạch máu lớn gần tụy.
Ung thư xâm lấn toàn bộ tụy
3.3. Ung thư tụy ở giai đoạn di căn
Chỉ số CA 19-9 trong huyết tương càng cao có tương quan với giai đoạn bệnh, lớn hơn lớn hơn 120U/mL, ung thư lan ra các bộ phận khác của cơ thể, hình thành các khối di căn. Không còn khả năng điều trị ung thư bằng cách cắt bỏ tụy.
4. Quy trình xét nghiệm CA 19-9 như thế nào?
Khi bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư tụy, được thăm khám lâm sàng, chụp CT/Scan, chụp ổ bụng và được chỉ định làm xét nghiệm CA 19-9. Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, giữ trạng thái cơ thể tốt nhất về thể chất và tinh thần.
Bệnh nhân được tiến hành lấy khoảng 2 - 3ml máu, tiến hành ly tâm, tách, chiết huyết tương và hồng cầu. Gửi đến phòng thí nghiệm, đo chỉ số CA 19-9 trong huyết tương. Bằng cách phân tích kiểm tra sinh hóa của mẫu máu và trả kết quả dưới dạng list.
Sau khi có kết quả, đối chiếu với bảng chỉ số bình thường, sau đó tiến hành đánh giá mức độ, giai đoạn của bệnh.
Xét nghiệm CA 19-9 có ý nghĩa lớn trong theo dõi và điều trị ung thư tụy. Kết quả xét nghiệm định lượng chỉ số CA 19-9 cho biết giai đoạn của bệnh nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Ở Việt Nam, xét nghiệm này đã và đang được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Quy trình xét nghiệm CA 19-9
5. Nguyên nhân ung thư tụy từ đó có cách phòng tránh
Ung thư tụy là một ung thư thường gặp, có tỉ lệ tử vong rất cao, lên đến 95% đối với trường hợp mắc bệnh. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp có thể gây ung thư tụy như:
-
Sử dụng các chất kích thích kéo dài, thường xuyên, liên tục như: rượu, bia, thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất, thuốc diệt cỏ,...
-
Người có tiền sử mắc các bệnh: đái tháo đường, viêm gan B,...
-
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn nhiều thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, thừa chất béo, ít rau xanh và trái cây,...
-
Trong gia đình có người mắc ung thư tụy.
-
Lười vận động, thừa cân, béo phì,...
Để xét nghiệm CA 19-9 chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!