Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin giúp đánh giá chức năng của thận
1. Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin là gì?
Độ thanh thải Creatinin được tạo ra bởi sự hao mòn của creatinin trên cơ bắp của cơ thể người. Creatinin chủ yếu nội sinh từ thận, gan, tụy và được tổng hợp nhờ Methionin, Arginin. Còn nguồn Creatinin ngoại sinh là do thức ăn cung cấp.
Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thận
Thận sẽ duy trì lượng creatinin trong máu ở mức độ ổn định, nhưng nếu lượng creatinin tăng đột biến thì rất có thể bạn đã mắc những chứng bệnh liên quan đến suy giảm chức năng thận.
Xét nghiệm này là xét nghiệm lượng Creatinin được đào thải ra khỏi cơ thể bởi thận. Nhờ kết quả xét nghiệm ta đánh giá được độ lọc của thận và phát hiện các bệnh lý liên quan.
2. Khi nào cần xét nghiệm độ thanh thải Creatinin?
Khi cơ thể gặp một số dấu hiệu sau thì có thể chức năng thận của bạn bị suy giảm, khi đó là lúc bạn cần xét nghiệm độ thanh thải để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh của mình.
-
Tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ kéo dài.
-
Nước tiểu có nhiều bọt trắng, tiểu ra máu hoặc có màu tối như cafe.
-
Khi đi tiểu có cảm giác nóng rát khó chịu, đi tiểu ra dịch bất thường.
-
Sưng phù bất thường các khu vực mặt, bụng, mắt cá chân và vùng bụng.
-
Đau ở các vùng gần vị trí thận, vùng thắt lưng ngang hông.
-
Người bị cao huyết áp.
Khi thấy tình trạng mệt mỏi chán ăn mất ngủ kéo dàicần xét nghiệm độ thanh thải Creatinin
Tần suất thực hiện xét nghiệm:
-
Người đang mắc các bệnh liên quan đến thận thì nên xét nghiệm creatinin thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh của mình.
-
Bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường nên đi xét nghiệm tối thiểu 1 năm 1 lần.
-
Người đang bị tăng huyết áp hoặc sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ đến thận cũng nên đi xét nghiệm thường xuyên.
3. Phương pháp xét nghiệm độ thanh thải Creatinin
Trước khi tiến hành thí nghiệm bệnh nhân cứ ăn uống và sinh hoạt như bình thường mà không cần kiêng hay nhịn ăn gì cả. Tuy nhiên bạn cần trình bày cho bác sĩ biết loại thuốc mà bạn đang sử dụng gần đây. Bác sĩ sẽ kiểm tra thành phần thuốc xem có loại nào làm ảnh hưởng đến độ thanh thải creatinin hay không.
3.1. Xét nghiệm nước tiểu 24h
Khi thận của chúng ta bị suy giảm chức năng thì lượng Creatinin trong cơ thể sẽ bị tích tụ. Do đó khi xét nghiệm và phát hiện lượng Creatinin trong nước tiểu tăng cao thì rất có thể bạn đã mắc các bệnh lý về thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện trong vòng 24h.
Nước tiểu 24h của bạn phải được bảo quản lạnh và phải ghi rõ ràng thời gian bắt đầu lẫy mẫu. Tuyệt đối không đại tiện hoặc chạm tay vào mẫu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Trong vòng 24h người thực hiện xét nghiệm nên uống đầy đủ nước, không tập luyện thể thao với những hoạt động mạnh.
Sau khi sắp kết thúc 24h bạn sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu lần cuối để tiến hành thí nghiệm.
Cán bộ y tế sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch của bạn trong thời gian 24h lấy mẫu nước tiểu.
Xét nghiệm lượng Creatinin trong nước tiểu
3.2. Công thức tính độ thanh thải Creatinin
Do Creatinin được thải hoàn toàn bởi thận nên nó tỷ lệ thuận với GFR (độ lọc của cầu thận được hiểu là số mi-li-lít lọc bởi ống sinh niệu của thận trong mỗi phút). Sau khi tiến hành thu mẫu nước tiểu 24h của bệnh nhân, ta tiến hành tính toán độ thanh thải creatinin theo công thức sau:
Độ thanh thải creatinin = ( U x V ) / P
Trong đó: U là số miligam creatinin bài tiết trong mỗi decilit mẫu nước tiểu
V là thể tích nước tiểu
P là creatinin huyết thanh tính theo miligam trên decilit
Lưu ý rằng độ thanh thải Creatinin được hiệu chỉnh dựa trên diện tích bề mặt cơ thể trung bình. Những người chỉ có 1 bên thận hoạt động hoặc đã phẫu thuật cắt đi 1 quả thận thì vẫn có hệ số thanh thải creatinin như bình thường. Khi tuổi của chúng ta tăng lên thì độ thanh thải creatinin sẽ giảm xuống.
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và tính toán độ thanh thải creatinin
-
Tập thể dục quá sức trước khi thực hiện xét nghiệm sẽ làm tăng độ thanh thải creatinin.
-
Thu thập nước tiểu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
-
Độ thanh thải creatinin tăng lên ở phụ nữ có thai.
-
Trong chế độ ăn uống có nhiều thịt cũng khiến độ thanh thải creatinin tăng nhẹ.
-
Một số thuốc làm tăng độ thanh thải như cimetidine, cistaplin (thuốc hóa trị kim loại nặng), aminoglycoside, thuốc cephalosporin gây độc thận.
-
Thuốc làm giảm nồng độ như trimethoprim.
Độ thanh thải creatinin sẽ tăng lên ở phụ nữ có thai
4. Nên thực hiện xét nghiệm độ thanh thải Creatinin ở đâu?
Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin là một bước quan trọng trong việc việc chẩn đoán và chữa trị các bệnh lý liên quan đến thận. Do vậy hãy đến những trung tâm ý tế và bệnh viện uy tín để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được hơn 500 loại xét nghiệm khác nhau. MEDLATEC còn là địa chỉ uy tín của nhiều đối tượng khách hàng khi thực hiện xét nghiệm Creatinin và chữa trị tại các cơ sử của bệnh viện. Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Xét nghiệm Creatinin tại MEDLATEC
Bên cạnh đó, hiện MEDLATEC đã thực hiện bảo lãnh viện phí với đa dạng các thẻ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm khác nhau như thẻ bảo hiểm Bảo Việt thẻ bảo hiểm dầu khí PVI,... Hỗ trợ giải quyết thủ tục cho bệnh nhân 24/7, từ đó giúp tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc cho bệnh nhân.
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến xét nghiệm độ thanh thải Creatinin hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp các cơ sở của MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!