Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm phát hiện sớm tình trạng nhiễm Cytomegalovirus (CMV)
- 09/07/2013 | Hội chứng Gilbert và bệnh vàng da
- 04/02/2020 | Chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh cho biết điều gì?
- 11/11/2013 | Vàng da ở trẻ sơ sinh - Khi nào cần điều trị?
1. Cytomegalovirus là gì?
CMV là một dòng của họ virus Herpes. Trong tế bào, virus nhân lên bên trong nhân, quá trình sao chép của virus tạo nên các hạt vùi lớn trong ở trong nhân và nhiều hạt vùi nhỏ hơn ở bào tương. Ở người virus nhân lên trong tế bào của nhiều cơ quan như: tuyến nước bọt, tế bào gan, thận, phổi, tế bào lymphocyte.
Hình 1. Cấu trúc của Cytomegalovirus
CMV là một virus gây bệnh khá phổ biến ở nam giới, nó là tác nhân gây ra một tình trạng nhiễm trùng không triệu chứng ở những người có cơ địa bình thường. Một số các trường hợp nhiễm trùng lành tính có thể gây ra các triệu chứng bệnh lý lành tính trong gian ủ bệnh (sốt kéo dài, hạch to nhiều nơi,…) do đó việc phát hiện bệnh qua các triệu chứng lâm sàng là điều tương đối khó khăn.
CMV cũng có liên quan đến virus gây ra các bệnh thủy đậu, herpes. Ở những người bị suy giảm miễn dịch khi mắc bệnh do virus gây ra thường xuất hiện các triệu chứng giống triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân.
Việc nhiễm CMV nguyên phát ở người mẹ mang thai có khả năng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho bào thai như chậm phát triển thể chất, tâm thần, các bất thường hệ thần kinh trung ương và vàng da. Những đứa trẻ không có triệu chứng lúc sinh, vẫn có thể có các khuyết tật về thính giác hoặc các bất thường về học tập sau này.
Trẻ bị nhiễm virus bẩm sinh thì cơ thể thường rất yếu và càng ngày càng yếu hơn, có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thể chất lẫn tinh thần sau này.
Ở những người bệnh sau ghép tạng, nhiễm trùng do virus CMV được coi là một biến chứng chính và có thể gây tử vong cho người bệnh sau ghép tạng.
2. Cytomegalovirus có thể lây qua những con đường nào?
CMV có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường nhưng thường gặp nhiều ở các con đường như:
- Truyền máu, ghép tạng: Trong nhiều trường hợp có sự lây nhiễm trong các đơn vị máu, chế phẩm máu có nhiễm virus, trong tạng của người hiến mang mầm bệnh.
- Mẹ truyền sang con:
+ Giai đoạn mang thai, trong khi sinh, do virus truyền qua đường âm đạo hoặc qua sữa mẹ trong giai đoạn cho con bú.
+ Giai đoạn sơ sinh, trẻ có thể bị nhiễm virus qua chăm sóc hàng ngày.
- Qua tiếp xúc: khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể người bị bệnh: nước bọt, phân, nước tiểu, nước mắt, máu, tinh dịch, dịch âm đạo,… đều có nguy cơ mắc bệnh.
Hình 2: Các chế phẩm máu có nhiễm CMV cũng là một nguy cơ lây nhiễm
3. Xét nghiệm CMV được tiến hành như thế nào?
Có nhiều phương pháp xét nghiệm CMV như: quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi, phân lập virus, xét nghiệm CMV - DNA bằng phương pháp PCR hay xét nghiệm tìm kháng thể IgM/IgG bằng phương pháp huyết thanh học.
Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành một xét nghiệm nhằm mục đích:
- Sàng lọc ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao nhiễm bệnh hoặc khi trẻ có các triệu chứng: vàng da - vàng mắt, giảm tiểu cầu, gan/lách to, có vấn đề về thính/thị lực, viêm phổi, động kinh, chậm phát triển tinh thần,…
- Sàng lọc cho phụ nữ mang thai.
- Sàng lọc cho đối tượng hiến máu, hiến tạng.
- Sàng lọc, theo dõi trước và sau khi truyền máu, ghép mô, tạng,…
- Sốt không rõ nguyên nhân.
Xét nghiệm CMV IgG/IgM có thể được thực hiện cùng các xét nghiệm khác: cúm, xét nghiệm EBV(virus Epstein-Barr),… khi có dấu hiệu giống cúm: mệt mỏi, viêm họng, nổi hạch, đau đầu, đau nhức cơ, khớp,…
Hình 3: Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
4. Có thể phát hiện tình trạng nhiễm CMV khi nào?
Trên những người bệnh nhiễm CMV tiên phát, kháng thể CMV (IgM) có thể tìm thấy rất sớm 4 - 7 tuần sau khi nhiễm trùng ban đầu và kéo dài 16 - 20 tuần. Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn nhưng tồn tại lâu dài có thể kéo dài nhiều năm về sau.
Sau khi nhiễm virus tiên phát vẫn có thể bị tái nhiễm do virus ngoại sinh hoặc do sự tái kích hoạt của virus tiềm ẩn.
Giá trị bình thường:
CMV IgG |
|
CMV IgG |
|
IgG (-) | IgG(+) | |
IgM (-) | Không nhiễm | Đã từng nhiễm trước đó |
IgM (+) | Nhiễm tiên phát | Nhiễm tiên phát hoặc tái phát |
Bảng 1: Những trường hợp có thể xảy ra.
Dựa vào những kết quả có thể xảy ra ta có thể gặp các trường hợp:
Xét nghiệm CMV IgG (+) chỉ ra rằng một người đã nhiễm virus tại một thời điểm trước đó.
Xét nghiệm CMV IgM (+) chỉ ra tình trạng nhiễm CMV mới nhiễm hay tái nhiễm. Kết quả xét nghiệm CMV IgG, IgM thường được kết hợp với xét nghiệm CMV-PCR để khẳng định chẩn đoán được tốt nhất.
Kết quả CMV IgM (+) giả có thể thấy trên các bệnh nhân nhiễm EBV hoặc HHV-6, cũng như trên các bệnh nhân có nồng độ yếu tố thấp (RF) cao.
Việc xét nghiệm CMV rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) và những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em và người già.
Phát hiện sớm virus để đưa ra các phương pháp điều trị giúp hạn chế những hậu quả nghiêm trọng do virus gây ra. Nhất là ở các bà mẹ đang mang thai phát hiện sớm CMV đưa ra phương pháp điều trị thích hợp sẽ hạn chế được sự lây nhiễm virus cho thai nhi và hạn chế các dị tật bẩm sinh do virus gây ra.
Để đảm bảo sức khỏe bạn nên các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn về các vấn đề sức khỏe. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm cùng với các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, nhân viên y tế có kinh nghiệm luôn tận tâm với nghề luôn sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho bạn.
Cùng với đó, bệnh viện có hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, các xét nghiệm được vận hành và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm quốc tế ISO 15189:2012 sẽ luôn là mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Hãy gọi đến tổng đài 1900 565656 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!