Các tin tức tại MEDlatec

Xét nghiệm tổng quát gồm những danh mục nào?

Ngày 31/10/2023
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xét nghiệm tổng quát thường được thực hiện trong những lần thăm khám và chữa bệnh định kỳ. Bên cạnh đó hình thức xét nghiệm này cũng là yêu cầu cần phải có trong hồ sơ thi tuyển đi học, hồ sơ xin việc làm, hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe hoặc được các cặp đôi thực hiện khi khám tiền hôn nhân,... Xét nghiệm tổng quát có vai trò giúp mọi người được cập nhật tình trạng sức khỏe cá nhân, đồng thời sớm phát hiện ra những bất thường của cơ thể để kịp thời có sự can thiệp y khoa.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm tổng quát

Xét nghiệm tổng quát giúp kịp thời phát hiện cũng như chẩn đoán nguy cơ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm hay bệnh mạn tính của cơ thể. Đôi khi nhờ kết quả xét nghiệm mà người bệnh sớm biết được sức khỏe đang gặp phải vấn đề gì, ngay cả khi bệnh còn chưa bộc lộ triệu chứng lâm sàng. Nhờ đó, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, cải thiện những bất thường ngay từ sớm và phòng ngừa các nguy cơ về sức khỏe có thể xảy ra trong tương lai.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng đều nên đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện xét nghiệm tổng quát. Nhất là những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính, tiền sử gia đình có người thân từng bị ung thư hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại,...

Xét nghiệm tổng quát thường được thực hiện trong những lần thăm khám và chữa bệnh định kỳ

2. Những danh mục cần thực hiện trong xét nghiệm tổng quát

Xét nghiệm tổng quát sẽ bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm huyết học. Cụ thể như sau:

2.1. Xét nghiệm công thức máu (xét nghiệm huyết học)

Đây là loại xét nghiệm cơ bản và có tác dụng cung cấp những thông tin cần thiết về các thành phần có trong máu như: tế bào bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và những thành phần khác. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đánh giá được bệnh nhân có đang gặp phải những tình trạng như nhiễm trùng, thiếu máu hay những rối loạn khác về máu hay không.

Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu còn giúp xác định nhóm máu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác hiến máu hay khi gặp trường hợp cần truyền máu trong cấp cứu. Danh mục xác định nhóm máu này chỉ cần thực hiện một lần, không cần phải lặp lại trong những lần thăm khám tiếp theo.

2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Loại xét nghiệm này sẽ giúp kiểm tra và đánh giá những chỉ số chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, điển hình là:

●       Xét nghiệm mỡ máu: nhằm đánh giá những chỉ số như Triglycerid, HDL-C, LDL-C, Cholesterol toàn phần,... giúp tầm soát những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

●       Xét nghiệm đường máu Glucose và HbA1C: chẩn đoán và kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

●       Xét nghiệm chức năng gan: gồm các chỉ số như GGT, GPT (ALT), GOT (AST), định lượng Bilirubin (trực tiếp, gián tiếp và toàn phần,...) nhằm kiểm tra chức năng gan.

●       Xét nghiệm chức năng thận: gồm các chỉ số Ure, Creatinin để kiểm tra chức năng thận.

●       Xét nghiệm nồng độ Acid Uric trong máu: kết quả của xét nghiệm giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh Gout.

2.3. Xét nghiệm nước tiểu

Trong gói xét nghiệm tổng quát thì bên cạnh các danh mục xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng là một trong những xét nghiệm thường quy hay được chỉ định. Thông qua xét nghiệm nước tiểu, các chỉ số về những thành phần có mặt trong nước tiểu sẽ giúp đánh giá và chẩn đoán nguy cơ về các bệnh lý gan mật, đái tháo đường, bệnh về thận hay nhiễm trùng đường tiết niệu,...

2.4. Các loại xét nghiệm khác

Ngoài những xét nghiệm cơ bản trên, xét nghiệm tổng quát còn gồm những danh mục chuyên sâu hơn như sau:

●       Xét nghiệm nội tiết tố: hormone LH và FSH ở nữ giới, nồng độ Testosterone ở nam giới.

●       Xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư: ung thư cổ tử cung ở nữ giới (CEA), ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới (tPSA, fPSA), bệnh ung thư gan (AFP), ung thư vú (CA 15-3), ung thư dạ dày (CA 72-4),...

●       Xét nghiệm miễn dịch vi sinh: thăm dò khả năng nhiễm phải các loại virus gây bệnh viêm gan (A, B, C,...) hoặc virus HIV,...

●       Xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp: TSH, FT3, FT4,...

Bất kỳ ai cũng nên thực hiện xét nghiệm tổng quát hàng năm

3. Một số lưu ý cần thiết trước khi thực hiện xét nghiệm tổng quát

Đối với bất kỳ loại xét nghiệm nào trước khi tiến hành đều sẽ cần phải có những lưu ý và tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo độ chính xác cho kết quả trả ra. Do đó trước khi thực hiện xét nghiệm tổng quát, bạn cần chú ý:

●       Đối với xét nghiệm nước tiểu: bạn cần phải kiêng ăn uống những loại đồ ăn chứa chất béo, đồ có nhiều đường và thời gian nhịn ăn trước khi xét nghiệm tối thiểu là 10 tiếng.

●       Đối với xét nghiệm đường huyết, mỡ máu:tương tự như xét nghiệm nước tiểu nêu trên, thời gian bạn cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm là khoảng 10 - 12 tiếng. Do các loại chất dinh dưỡng có trong thực phẩm (chất béo, tinh bột, đường,...) sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

●       Đối với xét nghiệm vi chất và vitamin: bạn cần tránh bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, thuốc bổ trước khi làm xét nghiệm. Bạn cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang sử dụng (bao gồm cả các thuốc điều trị bệnh mạn tính như thuốc huyết áp hay tiểu đường,... để bác sĩ tư vấn về thời gian ngừng thuốc phù hợp.

●       Những loại xét nghiệm không cần kiêng ăn trước khi tiến hành: xét nghiệm sắt, xét nghiệm công thức máu hoặc xét nghiệm canxi,...

4. Nên xét nghiệm tổng quát ở địa chỉ y tế nào?

Bên cạnh việc nắm được các danh mục chính trong gói xét nghiệm tổng quát thì bạn cũng cần phải tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín. Bởi vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Là một trong những địa chỉ y tế chất lượng, Hệ thống Y tế MEDLATEC trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển đã trở thành thương hiệu uy tín, dẫn đầu về công nghệ xét nghiệm cũng như dịch vụ khám chữa bệnh trên khắp cả nước.

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, các chuyên gia đầu ngành chuyên môn giỏi, cơ sở vật chất khang trang cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận đạt chuẩn ISO 15189:2012 và Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Đây đều là 2 chứng chỉ công nhận tiêu chuẩn và năng lực xét nghiệm của MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế.

Thêm vào đó, Trung tâm tại nhà của MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, rất thuận tiện cho những khách hàng gặp khó khăn trong việc di chuyển, lịch trình bận rộn, người mắc bệnh mạn tính cần phải làm xét nghiệm định kỳ,... Chi phí xét nghiệm tại nhà cũng được niêm yết như phí xét nghiệm tại viện, khách hàng chỉ cần chi trả thêm 10.000 đồng cho phí đi lại, thu thập mẫu và trả kết quả theo yêu cầu.

MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất tiện lợi

Để được tư vấn đặt lịch khám và lấy mẫu tận nơi, quý khách hàng có thể liên hệ ngay qua hotline 1900565656 của MEDLATEC ngay hôm nay! 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.