Các tin tức tại MEDlatec
Xuất huyết phế nang nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị bệnh ra sao?
1. Xuất huyết phế nang lan tỏa
Hai loại xuất huyết phế nang phổ biến là xuất huyết phế nang lan tỏa và xuất huyết phế nang vô căn. Trong đó, xuất huyết phế nang lan tỏa là tình trạng phổi bị xuất huyết dai dẳng và có thể tái phát theo từng đợt.
Xuất huyết phế nang gây khó thở
1.1. Những nguyên nhân gây ra xuất huyết phế nang lan tỏa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Các bệnh lý tự miễn: Một số bệnh lý tự miễn như viêm mạch hệ thống, viêm quanh động mạch dạng nút, kháng thể chống phospholipid hoặc bệnh lý mô liên kết,… là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xuất huyết phế nang lan tỏa. Sự rối loạn về hệ miễn dịch sẽ khiến cho các mạch máu của cơ thể bị tổn thương, trong đó bao gồm các mạch máu phổi. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng máu chảy vào lòng phế nang khiến cho quá trình trao đổi khí giữa phế nang vào mao mạch phế nang bị cản trở.
- Nhiễm trùng phổi: Tình trạng nhiễm trùng phổi dai dẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Có thể kể đến như bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính, bệnh viêm phổi hay áp xe phổi,…
- Nhiễm độc.
- Do một số bệnh tim mạch như bệnh hẹp hai lá, bệnh viêm cơ tim, bệnh suy tim,…
- Do tình trạng rối loạn đông cầm máu.
- Một số trường hợp khác có thể là do viêm mao mạch vì lắng đọng các phức hợp miễn dịch.
1.2. Một số triệu chứng của bệnh
Triệu chứng ở mỗi bệnh nhân thường không giống nhau vì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp có thể kể đến như: Khó thở, ho ra máu hoặc ho có đờm, sốt, da xanh xao, hạ huyết áp do thiếu máu, chảy máu niêm mạc,…
1.3. Bệnh nguy hiểm như thế nào?
Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời sẽ kiểm soát được tình trạng xuất huyết và không gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những nguy hiểm như sau:
- Chảy máu ồ ạt gây shock có thể xảy ra trụy tim mạch, dẫn tới tử vong.
- Tình trạng đông máu khiến cho đường thở của bệnh nhân hẹp và tắc nghẽn dẫn tới suy hô hấp.
1.4. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ có thể cần kết hợp nhiều phương pháp.
Chụp X-quang phổi để chẩn đoán bệnh
Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh thường được áp dụng:
- Chụp X-quang ngực thẳng.
- Nội soi phế quản với rửa phế quản phế nang để phát hiện tình trạng chảy máu hoặc những cục máu đông trong phế nang, từ đó có thể can thiệp kịp thời. Đây là phương pháp chẩn đoán nhưng cũng rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để nhận biết tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, số lượng tiểu cầu và đánh giá chức năng đông cầm máu.
- Phân tích nước tiểu.
- Các xét nghiệm huyết thanh học để tìm các nguyên nhân tự miễn;
- Đo chức năng hô hấp.
- Siêu âm tim trong trường hợp nghi ngờ bệnh do những vấn đề về tim mạch.
1. 5. Phương pháp điều trị bệnh
Để điều trị xuất huyết phế nang lan tỏa hiệu quả, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, điều trị bằng Corticosteroid và Cyclophosphamide mang đến hiệu quả cao trong các trường hợp bị bệnh do viêm mạch hoặc bệnh lý mô liên kết hay hội chứng Goodpasture.
Ngoài ra, một số phương pháp điều trị cũng được áp dụng khá phổ biến là cho bệnh nhân thở oxy trong trường hợp cần thiết, kê các loại thuốc giãn phế quản, điều trị tình trạng rối loạn đông máu, đặt nội khí quản cho bệnh nhân bị suy hô hấp cấp tính hoặc cho bệnh nhân thở máy.
2. Xuất huyết phế nang vô căn
Xuất huyết phế nang vô căn cũng là dạng xuất huyết phế nang không có giai đoạn tiềm ẩn. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do sự khiếm khuyết bên trong của lớp nội mô mao mạch phế nang gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng sau: Bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, ho nhiều, ho khan hoặc ho ra máu, cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao do thiếu máu,…
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp X-quang ngực thẳng, nội soi phế quản, rửa phế quản phế nang, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu,…
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị phù hợp với từng bệnh nhân
Phương pháp điều trị xuất huyết phế nang vô căn: Sử dụng Corticosteroid hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch. Nếu bệnh nhân mắc xuất huyết phế nang do rối loạn dung nạp gluten thì cần lưu ý loại bỏ những thực phẩm có chứa gluten trong chế độ ăn.
Có thể nói rằng dù là xuất huyết phế nang lan tỏa hay xuất huyết phế nang vô căn đều có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có nguy cơ dẫn tới tử vong. Chính vì thế, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như khó thở, mệt mỏi, ho ra máu, da xanh xao,… bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị hiệu quả.
MEDLATEC là địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín hàng đầu miền Bắc
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín hàng đầu miền Bắc. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đảm bảo tính chính xác cao trong quá trình chẩn đoán bệnh. Đội ngũ bác sĩ đều là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại đây.
Mọi thắc mắc và nhu cầu đặt lịch khám sớm, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!