Tin tức
Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ - Đừng nhầm lẫn với đau bụng kinh
- 01/11/2023 | Vỡ ruột thừa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
- 01/08/2023 | Viêm ruột thừa và những phương pháp điều trị hiệu quả
- 01/09/2023 | Mổ ruột thừa bao lâu thì đi xe máy được
- 31/07/2023 | Mổ ruột thừa nội soi và những thông tin cần biết
- 01/07/2023 | Viêm ruột thừa cấp: triệu chứng và phương pháp điều trị
1. Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ
Biểu hiện đau ruột thừa từ nữ giới dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng đau bụng kinh, dẫn đến nhiều rủi ro cho người bệnh, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ có thể bị nhầm lẫn với đau bụng kinh
Theo các bác sĩ, đau bụng là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Thế nhưng, không ít chị em khi bị đau bụng hay lầm tưởng với đau bụng kinh, dẫn đến sự chậm trễ trong điều trị.
Cũng theo các bác sĩ, đau bụng kinh thường có tính chu kỳ, tạo cảm giác nặng, quặn thắt ở vùng bụng dưới. Vào cuối ngày hành kinh, cơn đau sẽ giảm dần. Bên cạnh đau bụng, chị em còn biểu hiện triệu chứng khác như ngực căng tức, dễ nổi nóng vào đầu ngày hành kinh.
Còn đau bụng do viêm ruột thừa lại thường tập trung ở vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau thường khởi phát tại khu vực quanh rốn, rồi khu trú tại vùng hố chậu bên phải. Lúc đầu, cơn đau chỉ âm ỉ. Đến khi chuyển nặng, cơn đau càng thêm dữ dội. Tình trạng đau bụng kinh dữ dội ở nữ giới vẫn xảy ra nhưng chỉ xuất hiện ở một số ít người. Kèm theo đó là triệu chứng sốt, bí trung đại tiện, buồn nôn, lạnh người, tứ chi bủn rủn, chóng mặt, mất tập trung,... tương đối giống với bệnh lý cấp tính.
Bởi vậy khi chẩn đoán cho người bệnh bị đau bụng, bác sĩ sẽ xem xét đến các yếu tố như khu vực đau, mức độ cơn đau. Với chị em phụ nữ, đau bụng do viêm ruột thừa hay một số bệnh lý cấp dễ bị nhầm lẫn với đau bụng hành kinh. Để hạn chế rủi ro, chị em tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy cảm nhận tính chất cơn đau và đi thăm khám kịp thời.
2. Một số triệu chứng khác của viêm ruột thừa
2.1. Sốt
Hầu hết người bị viêm ruột thừa đều sốt dao động khoảng 38 độ C, đây là biểu hiện đáp ứng của cơ thể với các tác nhân viêm. Trường hợp xuất hiện biến chứng viêm phúc mạc, người bệnh sẽ lên cơn sốt cao.
2.2. Rối loạn tiêu hóa
Bên cạnh đau bụng và sốt nhẹ, người bị viêm ruột thừa còn bị rối loạn tiêu hóa. Trong đó, những triệu chứng hay gặp nhất phải kể đến là:
- Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
- Tiêu chảy hoặc táo bón trong một số ít trường hợp.
- Buồn nôn hoặc nôn thường xuất hiện sau triệu chứng chán ăn và đau ruột thừa.
Người bị viêm ruột thừa thường cảm thấy chán ăn
2.3. Những triệu chứng khác
Ngoài các triệu chứng cơ bản kể trên, người bị viêm ruột thừa cũng thường biểu hiện một vài dấu hiệu khác như:
- Buồn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Khó tiêu, chướng hơi.
3. Các phương pháp chẩn đoán đau ruột thừa ở nữ
3.1. Kiểm tra vùng bụng
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe) và tìm các triệu chứng thực thể gợi ý bệnh. Đây là bước giúp bác sĩ dự đoán nguyên nhân ban đầu, loại trừ bệnh lý phụ khoa hoặc vấn đề về sinh sản.
3.2. Xét nghiệm
Sau bước kiểm tra vùng bụng, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như:
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra sự thay đổi của số lượng bạch cầu, yếu tố liên hệ với tình trạng nhiễm trùng khi bị viêm ruột thừa.
- Xét nghiệm nước tiểu: Chỉ định trong trường hợp cần loại trừ nguyên nhân khác như đau do ruột thừa bị tổn thương.
Xét nghiệm máu kiểm tra sự thay đổi của lượng bạch cầu trong máu
3.3. Chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như:
- Siêu âm ổ bụng: Kỹ thuật đoán ứng dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh mô phỏng cấu trúc thực tế các hệ cơ quan.
- Chụp CT: Kỹ thuật hỗ trợ tạo hình ảnh một cách chi tiết về cấu trúc vùng bụng. Thông qua kết quả chụp CT, bác sĩ sẽ xác định được ruột thừa bị viêm, bị giãn hay bị hep.
- Chụp MRI hoặc chụp PET: Cả hai kỹ thuật này đều trợ giúp đắc lực bác sĩ chẩn đoán khối u nghi ngờ có khả năng xuất hiện trong ruột thừa.
Siêu âm kiểm tra vùng bụng có thể hỗ trợ chẩn đoán đau ruột thừa
4. Cách điều trị đau ruột thừa
Phụ thuộc vào mức độ cơn đau, tính nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Chẳng hạn như:
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp giải quyết triệt để và thường được ưu tiên. Phụ thuộc theo thể trạng, tình hình bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định mổ mở hoặc mổ nội soi.
- Dùng thuốc kháng sinh: Đối với nhiều trường hợp viêm ruột thừa cấp không có biến chứng, người bệnh có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Tỷ lệ hiệu quả điều trị có thể đạt 90% nhưng có rủi ro bị tái phát khoảng 30% sau khoảng 1 năm. Còn trường hợp có biến chứng áp xe ruột thừa thì sẽ được áp dụng dẫn lưu áp xe kết hợp dùng kháng sinh. Việc điều trị bằng thuốc được áp dụng với trường hợp người bệnh không đáp ứng phẫu thuật do thể trạng, bệnh lý rối loạn đông máu nặng,...
Người bị viêm ruột thừa cần phải được phẫu thuật kịp thời
Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ tương tự như những đối tượng khác. Tuy nhiên triệu chứng đau bụng của tình trạng bệnh lý này đôi khi bị nhầm lẫn với triệu chứng đau bụng. Sự nhầm lẫn tai hại này có thể khiến người bệnh phải trả giá bằng tính mạng. Vậy nếu nhận thấy cơn đau bất thường ngay cả khi đang bị hành kinh, chị em cần thận trọng theo dõi, đi đến cơ sở y tế kịp thời. Để chủ động phát hiện sớm bệnh lý, được hướng dẫn điều trị đúng cách, bạn hãy tìm đến đơn vị y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm gần 30 năm. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn hỗ trợ 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!