Tin tức
Mắc bệnh tiểu đường có ăn được khoai sọ không? Dùng khoai sọ thế nào để không tăng đường huyết?
- 17/07/2025 | 3 loại cà phê dành cho người tiểu đường tham khảo và lưu ý khi sử dụng
- 20/07/2025 | Bệnh tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ? Có thể phòng ngừa không?
- 21/07/2025 | Người bị tiểu đường ăn bí đỏ được không? Dùng bí đỏ cách nào để không tăng đường huyết?
1. Khái quát đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của khoai sọ
1.1. Đặc điểm của cây khoai sọ
Khoai sọ (khoai môn, khoai nước) thuộc họ Araceae (Ráy), tên khoa học là Colocasia esculenta (L.) Schott. Đây là cây thân thảo, hình thành củ từ phần gốc cây.
Củ khoai sọ thường có hình trứng, sần sùi, phân được nhánh để hình thành các củ con. Lá khoai sọ dài 20 - 50cm, hình khiên, lượn sóng ở mép, gốc lá lõm sâu hình tim. Hoa khoai sọ mọc thành cụm ở kẽ lá tạo thành bông mo màu vàng nhạt, hình ống thuôn bao bọc cho phiến hoa hình mũi mác.
Ở nước ta, người dân nhiều vùng dùng củ khoai sọ để chế biến thành món ăn hàng ngày.
Cây khoai sọ
1.2. Thành phần dinh dưỡng trong khoai sọ
Củ khoai sọ vừa giàu tinh bột vừa đa dạng dưỡng chất như:
- Tinh bột kháng (Resistant starch): không bị tiêu hóa hoàn toàn trong ruột non, giúp giảm hấp thụ đường vào máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Vitamin C, E, B6: giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hỗ trợ chuyển hóa protein.
- Kali, mangan, magie: hỗ trợ kiểm soát huyết áp và chức năng của cơ và thần kinh.
- Chất xơ: tăng cảm giác no, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ tăng đường huyết sau bữa ăn.
- Chất chống oxy hóa polyphenol giúp giảm viêm - yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
2. Người bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không? Sử dụng như thế nào?
2.1. Bị tiểu đường có được ăn khoai sọ không?
Muốn biết “bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không”, trước tiên bạn cần quan tâm đến chỉ số đường huyết của thực phẩm này. Khoai sọ có chỉ số đường huyết (GI) là 58 - thuộc nhóm GI trung bình. Điều này có nghĩa là khoai sọ không làm tăng đường huyết đột ngột như các thực phẩm có GI cao (trên 70).
Thêm vào đó, 100g khoai sọ cung cấp khoảng 112 kcal, trong đó chủ yếu là carbohydrate phức hợp nên không làm tăng đường huyết nhanh chóng như tinh bột đơn giản.
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được khoai sọ không, câu trả lời là vẫn ăn được nhưng cần biết cách sử dụng hợp lý.
Củ khoai sọ nếu sử dụng hợp lý có thể tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường
2.2. Những trường hợp bị tiểu đường không nên ăn khoai sọ
Những trường hợp mắc bệnh tiểu đường sau đây không nên ăn khoai sọ:
- Người đang có đường huyết quá cao (trên 250 mg/dL) nên hạn chế các món nhiều tinh bột, kể cả khoai sọ.
- Người bị suy thận mạn cần thận trọng với khoai sọ vì hàm lượng kali cao gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Người mắc tiểu đường type 2 kèm theo béo phì hoặc thừa cân.
2.3. Những sai lầm khi ăn khoai sọ có thể nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nếu ăn khoai sọ không đúng cách vẫn có thể đối mặt với nguy cơ tăng đường huyết, đặc biệt là trong các tình huống:
- Ăn quá nhiều khoai sọ trong một bữa làm tăng tổng lượng carbohydrate vượt mức cho phép.
- Ăn khoai sọ cùng lúc với cơm, bún, mì,... làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba lượng tinh bột tiêu thụ.
- Chế biến sai cách như: chiên ngập dầu, nấu chè, hầm với nước cốt dừa,... khiến hàm lượng chất béo bão hòa và đường trong món ăn tăng cao.
- Không kiểm tra đường huyết sau khi ăn khoai sọ nên khó kiểm soát biến động chỉ số đường huyết.
2.4. Người bị tiểu đường nếu ăn khoai sọ cần lưu ý
Nếu bị tiểu đường, mỗi bữa ăn chỉ nên ăn 100 - 150g khoai sọ đã chín và mỗi tuần chỉ nên ăn 1 - 2 bữa khoai sọ để tránh nạp quá nhiều tinh bột. Món ăn từ khoai sọ nên được ăn vào bữa chính, không nên ăn vào buổi tối muộn hoặc khi bụng đói.
Người bị tiểu đường nên ăn khoai sọ hấp hoặc luộc để vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa không lo tăng đường huyết như khi ăn khoai sọ rán. Nên kết hợp khoai sọ với rau xanh, đạm và chất béo tốt như thịt nạc, đậu hũ, dầu ô liu để làm chậm quá trình hấp thu đường.
Bệnh nhân được bác sĩ giải đáp mắc bệnh tiểu đường có ăn được khoai sọ không và cách xây dựng chế độ ăn hàng ngày
3. Một số lưu ý về vấn đề dinh dưỡng bệnh nhân tiểu đường cần nhớ
Bên cạnh vấn đề “bị tiểu đường có ăn khoai sọ được không”, bệnh nhân tiểu đường cũng cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình bằng cách:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ/ngày thay vì ăn 3 bữa lớn để duy trì đường huyết ổn định và tránh xảy ra tình trạng hạ đường huyết giữa các bữa.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh uống nước ngọt, nước trái cây đóng hộp mà cần dùng nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc không đường để không kích thích tăng đường huyết.
- Ưu tiên chọn ăn thực phẩm có chỉ số GI thấp như rau xanh, các loại đậu, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt,...
- Kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào, chỉ nên ăn tinh bột với 40 - 50% tổng năng lượng/ngày nhưng cần ưu tiên tinh bột hấp thu chậm như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ luộc,... Tránh ăn cơm trắng, bánh mì trắng, bún, phở,... là thực phẩm tinh chế làm tăng đường huyết nhanh.
Như vậy, bạn không cần lo lắng bị tiểu đường có ăn được khoai sọ không vì nếu biết cách chế biến và dùng đúng hàm lượng thì vẫn ăn khoai sọ được. Cần lưu ý rằng chế độ ăn có vai trò lớn đối với kiểm soát đường huyết và tình trạng bệnh ở mỗi người không giống nhau. Vì thế, người bệnh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để xây dựng thực đơn mang tính cá nhân hóa và thực hiện đúng để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Trong trường hợp nghi ngờ bị tiểu đường với các dấu hiệu như khát nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
