Tin tức
Nhân tuyến giáp 12mm có thể bị ung thư không? Điều trị như thế nào?
- 04/02/2020 | Nhân giáp 2 thùy - Phương pháp chẩn đoán và điều trị
- 30/06/2023 | Bướu nhân tuyến giáp hình thành là do đâu? Điều trị thế nào?
- 24/10/2024 | Người bị nhân tuyến giáp Tirads 3 kiêng ăn gì và nên ăn gì?
1. Nhân tuyến giáp là gì?
Nhân tuyến giáp là khối mô bất thường phát triển trong tuyến giáp. Nhân có thể lành tính hoặc ác tính, dạng rắn hoặc dạng nang, kích thước từ milimet đến vài centimet.
Hình ảnh mô phỏng sự xuất hiện của nhân giáp bên trong tuyến giáp
2. Nhân tuyến giáp 12mm có thể phát triển ung thư không?
Nhân tuyến giáp 12mm được xếp vào dạng nhân có kích thước trung bình. Mức độ nguy hiểm của nhân phụ thuộc vào: tính chất lành hoặc ác tính, số lượng nhân, tốc độ phát triển, vị trí khu trú,...
Thực tế cho thấy, hầu hết trường hợp nhân tuyến giáp 12mm là lành tính. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm, bác sĩ chưa thể kết luận ngay mà cần dựa trên kết quả của hình ảnh siêu âm. Nếu hình ảnh siêu âm cho thấy các đặc điểm như giảm âm, bờ không đều, có vôi hóa, xâm lấn vỏ bao thì dễ có nguy cơ phát triển ác tính. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút tế bào để xác định chính xác bản chất của nhân.
Nguy cơ tiến triển ác tính của nhân tuyến giáp 12mm phụ thuộc nhiều vào:
- Có tiền sử gia đình ung thư tuyến giáp.
- Vùng cổ nhiều lần tiếp xúc với tia xạ.
- Kích thước nhân tăng nhanh trong thời gian ngắn.
- Độ tuổi mắc bệnh dưới 20 hoặc trên 60 tuổi.
3. Chẩn đoán và điều trị nhân tuyến giáp 12mm như thế nào?
3.1. Chẩn đoán
Phần lớn nhân tuyến giáp 12mm không gây triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể gặp triệu chứng khó thở nhẹ khi nằm, nhìn thấy khối u nhỏ ở cổ, nuốt nghẹn, khàn giọng, cổ to không cân xứng,...
Qua quá trình thăm khám lâm sàng, các triệu chứng này sẽ được bác sĩ xác nhận. Ngoài ra, để đánh giá đúng tính chất nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện:
- Siêu âm tuyến giáp: Xác định cấu trúc nhân, kích thước nhân, đặc điểm nhân, hạch lân cận,... Kết quả siêu âm cũng giúp bác sĩ phân loại nhân tuyến giáp theo TIRADS để có hướng chỉ định xét nghiệm bổ sung.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng tuyến giáp thông qua các chỉ số như: TSH, FT3, FT4,...
- Chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA): Nếu siêu âm cho thấy nguy cơ cao tiến triển ác tính, bác sĩ sẽ chỉ định FNA để xác định tính chất nhân giáp.
Siêu âm giúp bác sĩ phát hiện nhân tuyến giáp 12mm
3.2. Điều trị
Dựa trên kết quả chẩn đoán cận lâm sàng được thực hiện ở trên bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tối ưu cho bệnh nhân:
3.2.1. Theo dõi định kỳ
Trường hợp nhân lành tính, không gây triệu chứng, người bệnh sẽ được hướng dẫn tái khám, siêu âm, xét nghiệm hormone tuyến giáp định kỳ 6 - 12 tháng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn bổ sung i-ốt để kiểm soát nguy cơ gia tăng kích thước nhân.
3.2.2. Điều trị nội khoa
Nếu nhân tuyến giáp gây rối loạn hormone, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để:
- Ức chế hoạt động tuyến giáp (nếu bị cường giáp).
- Bổ sung hormone tuyến giáp (nếu suy giáp).
- Giảm kích thước nhân.
Tuy nhiên, hiệu quả thu nhỏ nhân tuyến giáp của thuốc là không cao, nhất là với trường hợp nhân rắn.
3.2.3. Phẫu thuật cắt tuyến giáp
Trường hợp nhân phát triển nhanh hoặc có đặc điểm nghi ngờ ác tính, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô để xét nghiệm, xác định tính chất lành hoặc ác tính. Phẫu thuật giúp loại bỏ nhân, ngăn ngừa nguy cơ xâm lấn của khối u.
3.2.4. Phương pháp điều trị khác
Trường hợp nhân gây cường giáp, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nội khoa hoặc i-ốt phóng xạ để kiểm soát hormon giáp. Ngoài ra, tùy vào vị trí và kích thước nhân, bác sĩ cũng có thể định hướng điều trị bằng đốt sóng cao tần (RFA).
Bệnh nhân đốt sóng cao tần nhân tuyến giáp tại MEDLATEC
3.3. Chăm sóc và theo dõi sau điều trị
Sau phẫu thuật hoặc đốt sóng cao tần nhân tuyến giáp, người bệnh cần đảm bảo:
- Tái khám định kỳ theo các mốc được bác sĩ hẹn trước.
- Siêu âm kiểm tra sau mỗi 6 - 12 tháng.
4. Có thể phòng ngừa nhân tuyến giáp 12mm được không?
Không có biện pháp ngăn chặn hoàn toàn các yếu tố hình thành nhân tuyến giáp 12mm. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ xuất hiện nhân bằng cách:
- Bổ sung i-ốt hợp lý bằng cách sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày, tăng cường thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, rong biển, trứng, sò,... vào chế độ ăn.
- Hạn chế phơi nhiễm tia xạ không cần thiết vùng cổ.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường hóa chất độc hại hoặc chất phóng xạ.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm, nước hoa,... có chứa parabens, phenol - chất có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết, tăng nguy cơ hình thành nhân giáp.
- Khám sức khỏe định kỳ, nhất là người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp hoặc thăm khám ngay khi có dấu hiệu: nổi u ở cổ, nuốt vướng, khàn giọng,...
5. Một số thắc mắc về nhân tuyến giáp 12mm được nhiều người quan tâm
5.1. Nhân tuyến giáp 12mm có cần phẫu thuật ngay không?
Không cần thiết phải mổ ngay nếu được chẩn đoán nhân tuyến giáp 12mm. Nếu nhân lành tính và không gây nên triệu chứng, bác sĩ thường hướng dẫn theo dõi qua thăm khám định kỳ. Phẫu thuật loại bỏ nhân tuyến giáp chỉ thực hiện khi kích thước nhân tăng quá nhanh, siêu âm nghi ngờ ác tính, nhân chèn ép lên các cơ quan lân cận gây biến chứng.
5.2. Nhân tuyến giáp 12mm có thể tự biến mất hay không?
Nhân tuyến giáp 12mm không thể tự biến mất nhưng có thể ổn định trong thời gian dài mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào.
Nguy cơ mắc nhân tuyến giáp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Để phát hiện sớm, ngăn chặn nguy cơ tiến triển nhân tuyến giáp 12mm, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Nội tiết - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
