Tin tức
Xét nghiệm CRP-hs khác CRP như thế nào?
- 19/10/2022 | Xét nghiệm CRP có vai trò gì - Chỉ số CRP bao nhiêu là bình thường?
- 25/10/2022 | Kết quả xét nghiệm CRP định lượng nói lên điều gì?
- 11/04/2023 | Xét nghiệm CRP và lý giải CRP định lượng cao
- 07/02/2020 | Xét nghiệm CRP cho biết bệnh gì, xét nghiệm ở đâu uy tín nhất?
1. Phân biệt xét nghiệm CRP-hs và CRP
Protein phản ứng C viết tắt là CRP do gan sản xuất. Khi cơ thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm hoặc bị phá hủy các mô, nồng độ CRP sẽ tăng cao. Ngược lại, khi kết thúc tình trạng viêm thì nồng độ CRP cũng sẽ giảm đi nhanh chóng. Do đó, CRP là một dấu ấn nhận biết phản ứng viêm hệ thống, nhưng không đặc hiệu vì CRP tăng trong tất cả các trường hợp viêm.
CRP là phân tử Protein do gan sản xuất
Các chuyên gia cho biết, khi cơ thể bạn bắt đầu xảy ra viêm nhiễm, CRP sẽ tăng trong khoảng 6 tiếng sau đó. Thực hiện xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ nhận biết viêm nhiễm sớm và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
Xét nghiệm CRP-hs và CRP là hai loại khác nhau. Cụ thể là:
- Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn: Có thể kiểm tra nồng độ protein ở phạm vi rộng. Thường được áp dụng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm tiến triển ra sao. Nếu giá trị tiêu chuẩn của CRP là thấp hơn 5 mg/L. CRP cao hơn 5 mg/L nghĩa là người bệnh đang bị viêm nhiễm. Loại xét nghiệm này thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
+ Kiểm tra nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu: Thông thường, sau khi trải qua phẫu thuật khoảng 2 đến 6 giờ, nồng độ CRP sẽ tăng cao. Đến ngày thứ 3 kể từ thời điểm phẫu thuật, lượng CRP sẽ giảm nhanh chóng. Nếu sau khi phẫu thuật hơn 3 ngày, CRP vẫn tăng thì có thể bệnh nhân đang phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng mới.
Xét nghiệm CRP để đánh giá tình trạng viêm nhiễm
+ Được áp dụng để xác định những ca nhiễm trùng do vi khuẩn và một số loại bệnh dễ gây viêm nhiễm như bệnh ung thư hạch bạch huyết, bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm tủy xương, lupus,...
+ Theo dõi điều trị bệnh ung thư hoặc tình trạng nhiễm trùng: Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc điều trị, chỉ số CRP sẽ giảm xuống. Bệnh nhân đang có tiến triển tốt.
- Xét nghiệm CRP-hs có độ nhạy cao hơn so với CRP tiêu chuẩn. Có thể nhận biết protein ở nồng độ rất thấp. Chính vì thế, thường áp dụng với những bệnh nhân có nguy cơ tiềm ẩn về các bệnh lý tim mạch.
Giá trị bình thường của CRP-hs là thấp hơn 0,3 mg/dL.
+ CRP-hs < 1 mg/l: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp.
+ CRP-hs từ 1 đến 3 mg/l: Nguy cơ trung bình.
+ CRP-hs > 3mg/l: Người bệnh có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý về tim mạch.
2. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm CRP-hs
Thông thường, trước khi thực hiện xét nghiệm CRP-hs, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt chẳng hạn như mắc phải một số bệnh lý mạn tính, đang dùng thuốc,... bác sĩ có thể chỉ định nhịn ăn trước khi xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác.
Xét nghiệm CRP-hs để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim
Quy trình xét nghiệm sẽ được thực hiện như sau:
- Lấy mẫu xét nghiệm: Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm bằng đường tĩnh mạch của người bệnh.
+ Trước hết, bệnh nhân sẽ được cố định trước vị trí lấy máu ở tay bằng cách quấn băng chun.
+ Sau đó, nhân viên y tế sẽ dùng cồn để sát trùng vị trí lấy máu nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tiếp đó dùng kim tiêm để lấy máu tĩnh mạch.
+ Khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết, nhân viên y tế sẽ tháo băng và tháo băng gạc và dán bông, gạc vào vào vị trí lấy máu cho người bệnh để cầm máu.
- Sau khi lấy mẫu máu xét nghiệm, bạn cần lưu ý những điều sau:
+ Không nên tiếp xúc với vết tiêm để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
+ Nếu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hoặc những vấn đề bất thường khác sau khi lấy máu thì cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và xử trí kịp thời
- Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm CRP-hs là:
+ Tình trạng thừa cân béo phì: Những trường hợp này thường có chỉ số CRP-hs cao hơn những người có cân nặng trung bình.
+ Người mắc phải một số bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, viêm mạn tính, viêm thấp khớp,...
+ Mẹ bầu hoặc các trường hợp phụ nữ dùng thuốc tránh thai cũng có nồng độ CRP cao hơn bình thường.
+ Người béo phì và có thói quen hút thuốc: Kết quả CRP cũng có thể bị tăng cao.
+ Người thường xuyên uống bia rượu, vận động quá sức, giảm cân đột ngột,... thì chỉ số CRP-hs có thể giảm quá mức. .
3. Địa chỉ xét nghiệm CRP-hs đáng tin cậy
Từ những thông tin trên, bạn có thể thấy rằng, xét nghiệm CRP-hs hay CRP tiêu chuẩn đều rất quan trọng. Thông qua chỉ số kết quả này, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của người bệnh, nguy cơ viêm nhiễm, quá trình lành tổn thương và nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch của người bệnh ra sao.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi
Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác nhất, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ là một gợi ý hữu ích dành cho bạn.
Một ưu điểm rất nổi bật của MEDLATEC đó là đầu tư các thiết bị y tế hiện đại và luôn đảm bảo cập nhật những công nghệ mới nhất. Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ). Quá trình thực hiện xét nghiệm đảm bảo tuân thủ đúng quy định. Đảm bảo mang lại kết quả chính xác.
Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC đều là chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong khám chữa bệnh và luôn tận tâm với người bệnh.
Ngoài dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại Bệnh viện và phòng khám của Hệ thống Y tế MEDLATEC, bạn còn có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC. Khi lựa chọn dịch vụ này, bạn sẽ không cần phải di chuyển xa hay mất công thực hiện những thủ tục hành chính, nhân viên của MEDLATEC sẽ đến tận nơi để lấy mẫu xét nghiệm.
Dịch vụ thuận tiện này rất phù hợp với những người bận rộn hoặc gặp nhiều khó khăn khi di chuyển chẳng hạn như người già, trẻ nhỏ, người có bệnh nền,... Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn trực tiếp về hướng điều trị hợp lý hay những biện pháp nâng cao sức khỏe.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!