Tin tức

5 lợi ích từ hấp tóc và những điều cần lưu ý

Ngày 20/09/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hẳn là các bạn gái không còn quá xa lạ với phương pháp hấp tóc. Đây là một kỹ thuật chăm sóc mang đến một mái tóc bóng khỏe, suôn mượt. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của hấp tóc cùng các lưu ý quan trọng khi thực hiện.

1. Hấp tóc là gì?

Hấp tóc là kỹ thuật phủ một lớp dầu dưỡng lên tóc, sau đó cho nhiệt độ và độ ẩm của hơi nước từ máy hấp tác động lên tóc để nang tóc nở to ra. Nhờ đó, các dưỡng chất trong dầu dưỡng được thẩm thấu tốt hơn, giúp sợi tóc bóng khỏe, suôn mượt. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu dưới da đầu, kích thích tóc mọc nhiều hơn và khỏe hơn, đồng thời, cải thiện sức khỏe da đầu.

Còn có một kiểu hấp tóc khác đơn giản hơn là gội đầu sạch, lau cho bớt nước rồi bôi kem dưỡng tóc hoặc tinh dầu lên, sau đó ủ bằng chiếc khăn lớn. Thời gian ủ khoảng 10 - 15 phút, cuối cùng là xả sạch tóc. Cách hấp tóc này được nhiều bạn gái tự thực hiện tại nhà. 

Hấp tóc là một trong những kỹ thuật chăm sóc tóc phổ biến

Hấp tóc là một trong những kỹ thuật chăm sóc tóc phổ biến

2. Tác dụng của hấp tóc

Phương pháp hấp tóc mang đến nhiều lợi ích cho mái tóc, có thể kể đến như:

Giúp sợi tóc chắc khỏe

Như đã nói ở trên, trong quá trình hấp tóc, nang tóc sẽ nở ra và thẩm thấu tối đa các dưỡng chất trong dầu dưỡng tóc. Chính vì vậy, sợi tóc được nuôi dưỡng từ sâu bên trong nên sẽ chắc khỏe, hạn chế tình trạng gãy rụng, xơ rối.

Giúp mái tóc suôn mượt

Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm của hơi nước từ máy hấp tóc, các sợi tóc sẽ được tăng cường độ ẩm. Kết hợp với các thành phần dưỡng chất có trong dầu dưỡng tóc sẽ giúp phục hồi và thúc đẩy tăng sinh collagen. Nhờ đó, mái tóc sẽ trở nên bóng và mượt hơn.

Tăng độ đàn hồi cho tóc

Khi bạn chải đầu hay vuốt tóc mà thấy có nhiều sợi tóc gãy rụng thì chứng tỏ mái tóc đang rất yếu. Lúc này, hấp tóc đúng kỹ thuật sẽ giúp cải thiện được tình trạng này. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về hiện tượng tóc đứt gãy và rụng nhiều mỗi khi gội đầu hay chải tóc.

Tóc sẽ chắc khỏe, bóng mượt và đàn hồi tốt hơn sau khi hấp tóc

Tóc sẽ chắc khỏe, bóng mượt và đàn hồi tốt hơn sau khi hấp tóc

Loại bỏ gàu hiệu quả

Một lợi ích khác của hấp tóc chính là loại bỏ gàu hiệu quả. Gàu thực chất là các tế bào da đầu bị khô và bong tróc, chúng không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm bạn cảm thấy mất tự tin. Khi hấp tóc, da đầu được bổ sung độ ẩm nên tình trạng gàu sẽ được cải thiện tích cực.

Cải thiện sức khỏe da đầu

Hấp tóc không chỉ mang đến lợi ích cho mái tóc mà còn có nhiều công dụng với sức khỏe da đầu. Theo đó, nếu da đầu thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu do tăng tiết dầu hay do gàu, bụi bẩn bám trên tóc thì bạn có thể thực hiện hấp tóc để khắc phục vấn đề. Bởi trong khi hấp tóc, dầu nhờn, gàu, bụi bẩn sẽ được làm sạch triệt để, không chỉ giảm ngứa mà còn giúp bạn trở nên tự tin hơn.

3. Lưu ý khi thực hiện hấp tóc

Hấp tóc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe da đầu và mái tóc. Tuy nhiên, điều này chỉ có được nếu như bạn thực hiện đúng cách. Vậy như thế nào là đúng?

Tần suất thực hiện

Không phải cứ hấp tóc càng nhiều thì tóc và da đầu càng khỏe mạnh. Ngược lại, lạm dụng kỹ thuật này có thể khiến tóc trở nên yếu hơn do thường xuyên tác động với độ ẩm và nhiệt độ. Do đó, tần suất thực hiện lý tưởng nhất là 1 lần/ tuần đối với mái tóc bị hư tổn nặng. Còn với mái tóc bình thường thì chỉ nên thực hiện 1 lần/ tháng.

Cần lưu ý đến tần suất hấp tóc để tránh tác dụng phụ

Cần lưu ý đến tần suất hấp tóc để tránh tác dụng phụ

Thời gian hấp tóc

Cùng với tần suất thực hiện, thời gian hấp tóc cũng cực kỳ quan trọng. Nếu hấp quá nhanh thì sẽ không mang lại hiệu quả, còn hấp quá lâu có thể gây “tác dụng ngược”. Nói chung, thời gian hấp tóc lý tưởng nhất là 20 phút, không được quá 30 phút. Khoảng thời gian này đủ để nang tóc nở ra và hấp thu tối đa độ ẩm và dưỡng chất. 

Búi tóc lên cao

Ngọn tóc là phần già nhất, yếu nhất và dễ bị chẻ ngọn. Do đó, khi hấp tóc, bạn hãy búi tóc lên cao, đảm bảo cho phần ngọn tóc được đẩy ngược lên trên đầu để gia tăng sự tiếp xúc với độ ẩm, nhiệt độ và dưỡng chất. Có như vậy thì mới khắc phục được các vấn đề thường gặp ở ngọn tóc. 

Đội mũ trùm tóc

Ngoài búi tóc lên cao, bạn nên đội mũ trùm tóc. Mũ không chỉ giúp mái tóc được cố định trên đầu và “nằm gọn” trong lồng của máy hấp mà còn đảm bảo ngăn nước và hơi nóng tỏa ra xung quanh, lan xuống mặt, cổ, vai, gáy làm bạn khó chịu hay thậm chí là nóng rát.

Chú ý phần sau gáy

Các sợi tóc phía sau gáy và nằm ở dưới rất dễ bị “bỏ quên”. Do đó, hãy cố gắng búi hết phần tóc này và để chúng nằm trọn trong mũ trùm tóc. Đồng thời, bạn hãy giữ tư thế, đặc biệt là đầu của mình sao cho đảm bảo tiếp xúc tối đa với hơi nước trong từ máy hấp tóc. 

Gội đầu khi tóc đã nguội

Thực tế thì trước khi hấp tóc, bạn nên gội đầu thật sạch vì đầu và tóc sạch sẽ thì mới đảm bảo quá trình hấp tóc được thuận lợi và hiệu quả. Nhưng nếu không có thời gian gội đầu trước đó thì sau khi hấp tóc, bạn hãy đợi tóc thật nguội rồi mới gội đầu. Nếu gội đầu ngay sau khi hấp tóc, khi tóc vẫn còn nóng có thể “rửa trôi” đi các dưỡng chất trên tóc, rất lãng phí.

Nên đợi tóc thật nguội sau khi hấp rồi mới gội đầu

Nên đợi tóc thật nguội sau khi hấp rồi mới gội đầu 

Duỗi, nhuộm tóc sau khi hấp tóc 7 - 10 ngày

Dù bận rộn hay không có thời gian thì bạn cũng không nên duỗi hay nhuộm tóc ngay sau khi hấp tóc bởi lúc này, các biểu bì tóc bị thu hẹp nên rất khó hấp thụ thuốc duỗi, nhuộm. Do đó, tốt nhất là đợi sau 7 - 10 ngày hấp tóc, bạn mới nên thực hiện các phương pháp “làm đẹp tóc” này.

Chúng ta đã cùng tìm hiểu tác dụng của hấp tóc và lưu ý khi thực hiện. Nếu da đầu hay tóc có nhiều vấn đề cần được cải thiện, bạn hãy đến Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra. Quý khách hãy gọi đến 1900 56 56 56 để đặt lịch trước ngay hôm nay.

Từ khoá: hấp tóc

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ