Tin tức

6 tác hại của niềng răng nhiều người chưa biết

Ngày 01/11/2023
Lương Thanh Thủy
Khi quyết định niềng răng tức là bạn rất kỳ vọng vào việc chỉnh nha thành công và sẽ sở hữu nụ cười với vẻ đẹp hoàn hảo. Vậy đàng sau vẻ đẹp thẩm mỹ mà phương pháp này mang lại thì tác hại của niềng răng là gì? Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào những hậu quả của quá trình niềng răng để bạn tham khảo trước khi đưa ra quyết định “nâng cấp” hàm răng của mình.

1. Sơ lược về các phương pháp niềng răng thông dụng hiện nay

Hiện nay, niềng răng đang là một trong các phương pháp phổ biến nhất để cải thiện vấn đề về hình dáng răng nướu. Phương pháp này sử dụng các bộ giữ cố định được gắn trực tiếp lên răng với các chất liệu khác nhau, không gây kích ứng cho nướu, giúp chỉnh hình nha khoa đạt kết quả mong muốn. Các phương pháp niềng răng thông dụng đang được nhiều người lựa chọn có thể kể đến:

Một số phương pháp niềng răng thông dụng hiện nay

Một số phương pháp niềng răng thông dụng hiện nay

1.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp này sử dụng khung niềng bằng kim loại nên tình thẩm mỹ không cao, việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì chi phí thấp, thực hiện dễ dàng và có thể áp dụng với hầu hết các khuyết tật ở răng.

1.2. Niềng răng mắc cài sứ

Thiết kế của mắc cài sứ tương đối giống với mắc cài bằng kim loại, chỉ khác nhau về vật liệu niềng. Tuy nhiên, do chất liệu sứ có màu tương đồng với màu răng nên tính thẩm mỹ cao hơn, khó phát hiện niềng răng khi nhìn từ xa. Độ bền của mắc cài sứ cũng như mắc cài kim loại và áp dụng được cho nhiều trường hợp bị vấn đề ở răng hàm.

1.3. Niềng răng mắc cài tự khóa

Nếu như 2 phương pháp niềng răng nêu trên cần dùng đến chun buộc nên mất nhiều thời gian thay chun và chỉnh niềng; thì niềng răng bằng mắc cài tự đóng thiết kế dạng nắp trượt giúp dây cung được giữ chắc mà không cần buộc. Vì thế, phương pháp này có tính thuận tiện, đỡ tốn thời gian và đạt hiệu quả cao hơn.

1.4. Niềng răng mặt trong

Phương pháp này còn được gọi với tên khác là mắc cài mặt lưỡi. Trong quá trình niềng, mắc cài được gắn vào mặt trong của răng nên không bị lộ ra ngoài. Kỹ thuật này tương đối khó nên đòi hỏi thực hiện bởi bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm thì mới đạt được hiệu quả chỉnh nha thẩm mỹ như ý muốn.

Mặc dù tính thẩm mỹ cao nhưng niềng răng mặt trong lại tiếp xúc với lưỡi nên việc vệ sinh gặp nhiều khó khăn, dễ gây cảm giác khó chịu trong quá trình niềng. Nếu không được chú ý vệ sinh cẩn thận thì rất dễ bị hôi miệng và mắc bệnh lý nha khoa.

1.5. Niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign

Sử dụng khay niềng trong suốt Invisalign được xem là phương pháp hiện đại nhất tính đến thời điểm này. Toàn bộ khay niềng đều chế tạo từ nhựa nha khoa an toàn, trong suốt nên lành tính và hầu như không nhận ra sự có mặt của việc niềng răng.

Điểm đặc biệt nữa của khay niềng này là tháo lắp rất dễ dàng nên tiện lợi trong quá trình sử dụng, vệ sinh răng miệng. Khay niềng sẽ được thiết kế riêng phù hợp với tình trạng hàm và răng mọc lệch của từng người. Trung bình, cách 2 tuần sẽ có 1 lần thay khay.

2. Điểm danh 6 tác hại của niềng răng

Mặc dù niềng răng được đánh giá cao về hiệu quả thẩm mỹ chỉnh nha nhưng nếu quy trình này không được thực hiện đúng kỹ thuật thì có thể tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng và nướu. Trong trường hợp này, tác hại của niềng răng có thể gặp phải như:

Viêm nướu là một trong những tác hại của niềng răng sai kỹ thuật và vệ sinh răng miệng kém

Viêm nướu là một trong những tác hại của niềng răng sai kỹ thuật và vệ sinh răng miệng kém

2.1. Viêm hoặc nhiễm trùng nướu

Khi niềng răng bằng mắc cài, dù với chất liệu nào thì bản thân mắc cài chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và gây viêm, nhiễm trùng nướu. Mặt khác áp lực mạnh từ việc gắn dây và mắc cài có thể gây tổn thương nhỏ cho nướu với các biểu hiện tấy đỏ, sưng, chảy máu,... và vi khuẩn có cơ hội để tấn công.

Trong quá trình niềng răng bằng mắc cài nếu không đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ và kiểm tra định kỳ thì nướu có thể bị viêm, ảnh hưởng đến xương hàm.

2.2. Sâu răng

Sâu răng là tác hại của niềng răng thường gặp nhất. Hệ thống mắc cài cố định được gắn trên răng khiến cho bàn chải khó di chuyển vào kẽ răng, khó có thể làm sạch răng hoàn toàn. Kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến sâu răng. Đây chính là lý do khi niềng răng, nha sĩ thường dặn dò rất kỹ và khuyến cáo nên dùng thêm tăm nước để đảm bảo hiệu quả vệ sinh răng miệng

2.3. Thay đổi cấu trúc xương hàm

Niềng răng thường phải dùng lực siết mạnh, điều này vô tình tạo áp lực và nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, giám sát cẩn thận thì có thể khiến cấu trúc xương hàm thay đổi. Hệ quả là việc ổn định răng và hàm sau khi kết thúc quá trình niềng răng gặp vấn đề.

Thay đổi cấu trúc xương hàm có thể làm tăng rủi ro trượt trăng, giảm chức năng nhai và tạo điều kiện cho các vấn đề liên quan đến kết cấu xương.

2.4. Mất canxi răng

Vệ sinh răng miệng vốn đã là điều cần thiết nhưng với người niềng răng thì lại càng quan trọng. Nếu khâu này không được làm tốt thì răng dễ bị sâu, có vết đục hay mảng bám trên răng, khiến vi khuẩn tấn công và làm mất khoáng chất ở men răng, nhất là canxi.

Niềng răng không được chăm sóc kỹ càng có thể bị tiêu xương răng

Niềng răng không được chăm sóc kỹ càng có thể bị tiêu xương răng

2.5. Tiêu chân răng

Một trong các tác hại của niềng răng mà ít người ngờ đến đó là nguy cơ chân răng bị tiêu. Hầu hết trường hợp niềng răng chỉ tiêu phần nhỏ chân răng nhưng nếu không được chăm sóc răng miệng kỹ càng thì có thể tiêu 1/2 chân răng, về lâu dài sẽ khiến cho sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.

2.6. Cứng khớp

Tuy đây là trường hợp hiếm khi gặp phải nhưng vẫn là rủi ro tiềm ẩn của quá trình niềng răng không đúng kỹ thuật. Nếu tình trạng này xảy ra thì răng bị cứng khớp sẽ không thể dịch chuyển được trong khi các răng lân cận lại dịch chuyển, kết quả là hở kẽ răng.

Về cơ bản, niềng răng là phương pháp có khả năng cải thiện vẻ đẹp răng miệng để giúp bạn có được sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, tác hại của niềng răng vẫn có thể xuất hiện nếu quá trình làm đẹp nha khoa không được thực hiện đúng kỹ thuật, chăm sóc và vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ,... Vì thế, để tránh được những tác hại này, bạn hãy tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng và được giám sát quy trình niềng cẩn thận, giúp bạn yên tâm trong hành trình làm đẹp nụ cười của mình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ