Tin tức
8 dấu hiệu ung thư đại tràng: Nhận biết sớm bảo vệ sức khoẻ
- 23/05/2025 | Ung thư đại tràng di căn có chữa được không?
- 19/06/2025 | Phát hiện ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm từ triệu chứng đau lưng, tiểu sẫm màu
- 23/06/2025 | Bệnh nhân sau cắt polyp đại tràng có phải nằm viện không và những thắc mắc liên quan?
- 26/06/2025 | Sinh thiết polyp đại tràng: Những vấn đề được nhiều người quan tâm
- 09/07/2025 | Ung thư đại tràng giai đoạn 1 sống được bao lâu? Phương pháp nào giúp tăng tiên lượng sống?
1. Ung thư đại tràng là gì và hình thành do đâu?
Ung thư đại tràng, hay còn gọi là ung thư ruột già là tình trạng xuất hiện các tế bào ác tính phát triển không kiểm soát tại niêm mạc ruột già, đoạn cuối của ống tiêu hóa, bao gồm manh tràng, đại tràng lên, ngang, xuống và sigma. Các tế bào này có khả năng xâm lấn mô lân cận, di căn xa tới gan, phổi, xương hoặc các hạch bạch huyết.
Ung thư đại tràng là tình trạng các tế bào ác tính tại niêm mạc ruột già xuất hiện
Ung thư đại tràng hình thành do nhiều nguyên nhân, có thể đến từ bệnh lý, di truyền hoặc lối sống thiếu khoa học. Cụ thể:
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói), ít rau xanh và chất xơ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc ruột.
- Thói quen hút thuốc lá và uống rượu: Các chất độc hại trong thuốc lá và rượu gây tổn thương DNA tế bào, làm tăng khả năng đột biến và phát triển ung thư.
- Béo phì và ít vận động: Người thừa cân, ít hoạt động thể chất có nguy cơ mắc Ung thư đại tràng cao hơn do ảnh hưởng đến chuyển hóa và hệ miễn dịch.
- Tuổi tác: Nguy cơ ung thư đại tràng tăng dần theo tuổi, đặc biệt sau độ tuổi 50, do sự tích lũy tổn thương tế bào qua thời gian.
2. Nhận biết 8 dấu hiệu ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng diễn biến âm thầm trong thời gian dài mà không có triệu chứng rõ ràng, khiến nhiều người chỉ phát hiện khi đã bước sang giai đoạn muộn. Tuy nhiên, nếu chú ý đến một số thay đổi bất thường trong cơ thể, bạn hoàn toàn có thể nhận biết sớm:
2.1. Bụng có cảm giác đau râm ran kéo dài
Không giống như cơn đau dạ dày hay đau quặn ruột, đau bụng do ung thư đại tràng thường râm ran, âm ỉ và kéo dài, nhất là ở vùng bụng dưới hoặc bên trái. Tình trạng đau có thể tăng lên sau khi ăn, hoặc vào ban đêm khiến bạn mất ngủ.
Tình trạng này có thể do khối u gây tắc nghẽn một phần đại tràng, làm cho nhu động ruột bị cản trở, sinh hơi và chướng bụng. Nếu đã thử thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc chống đầy bụng nhưng không cải thiện thì bạn cần đi thăm khám sớm.
Bụng có cảm giác đau râm ran kéo dài là dấu hiệu ung thư đại tràng thường gặp
2.2. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện phổ biến, dễ gặp nhất nhưng cũng dễ bị chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tiêu hóa kéo dài nhiều tuần, tái đi tái lại, không rõ nguyên nhân thì đây có thể là lời cảnh báo sớm từ đại tràng. Theo đó, khối u ở đại tràng có thể làm ảnh hưởng đến nhu động ruột, khiến thức ăn khó tiêu hóa hoặc di chuyển chậm trong ống tiêu hóa.
2.3. Đi phân có máu, xuất hiện dịch nhầy
Máu trong phân cũng là dấu hiệu ung thư đại tràng bạn nên lưu tâm. Máu có thể màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc lẫn trong phân thành vệt dài. Đồng thời, người bệnh có thể thấy dịch nhầy đi kèm, mùi phân hôi bất thường. Nguyên nhân xuất hiện những triệu chứng này là do khối u loét gây chảy máu hoặc nhiễm trùng niêm mạc đại tràng. Nếu hiện tượng này lặp lại nhiều lần, bạn nên nội soi kiểm tra ngay.
2.4. Cảm giác cần đại tiện giả
Bạn từng trải qua cảm giác vừa mới đi vệ sinh xong lại thấy mót rặn, muốn đi tiếp hoặc có lúc ngồi rất lâu trong nhà vệ sinh mà cảm giác chưa “hết” vẫn còn kéo dài? Đây được gọi là cảm giác giả, do khối u kích thích niêm mạc ruột hoặc gây chèn ép lên trực tràng, tạo cảm giác như có phân trong lòng ruột. Tuy nhiên, khi đi vệ sinh thì lượng phân rất ít.
Người bệnh luôn có cảm giác cần đi đại tiện
2.5. Bị tiêu chảy, táo bón trong thời gian dài
Tiêu chảy và táo bón xen kẽ hoặc kéo dài là biểu hiện thường thấy khi lòng đại tràng bị khối u làm hẹp, khiến phân khó lưu thông. Tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc lỏng lúc đặc, không đều và khó kiểm soát hoặc đôi khi lại bị táo bón, đau tức bụng sẽ thường xuyên xảy ra. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng dễ bị người bệnh xem nhẹ.
2.6. Hình dáng phân bất thường
Phân của người bệnh ung thư đại tràng thường mỏng, dẹt, có hình dạng như bút chì hoặc méo mó, không đồng nhất như bình thường. Lý do là lòng đại tràng bị khối u thu hẹp, gây thay đổi đường đi của phân. Dấu hiệu này có thể đi kèm với một số triệu chứng nêu ở trên như phân có màu đen bất thường hoặc chảy máu bên trong ruột già khiến phân có lẫn máu.
2.7. Sụt cân đột ngột
Nếu bạn không thay đổi chế độ ăn uống, không tập luyện nghiêm ngặt nhưng vẫn sụt cân nhanh chóng, khoảng trên 2 - 4kg trong tháng, rất có thể đây là dấu hiệu của ung thư. Khi khối u phát triển, cơ thể sẽ bị suy giảm khả năng hấp thu, tiêu hao năng lượng nhiều hơn và thậm chí bị chán ăn kéo dài. Sụt cân không rõ nguyên nhân là một chỉ điểm quan trọng cần theo dõi sát.
Người bệnh sụt cân dù ăn uống bình thường
2.8. Cơ thể suy nhược
Một dấu hiệu ung thư đại tràng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết chính là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức mà không rõ nguyên do vì sao. Đây là hậu quả của thiếu máu mạn tính do chảy máu vi thể trong phân, khiến cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Ngoài ra, khi ung thư tiến triển, nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình chuyển hóa trong cơ thể, từ đó khiến bạn mệt mỏi kéo dài, dễ hoa mắt, chóng mặt và giảm tập trung.
3. Cách chẩn đoán và trị ung thư đại tràng
Chẩn đoán chính xác đóng vai trò quyết định trong việc điều trị hiệu quả ung thư đại tràng. Một số phương pháp chẩn đoán thường được bác sĩ chỉ định là:
- Thăm khám lâm sàng: tìm hiểu triệu chứng, tiền sử bệnh lý của người bệnh,...
- Xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, phân, sinh hoá,..
- Nội soi đại tràng và sinh thiết,...
- Chẩn đoán thông qua chụp chiếu hình ảnh như siêu âm, CT Scan,...
Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh lý
Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ cân nhắc và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho người bệnh. Cụ thể là:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Là phương pháp chủ yếu với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn khối u và phần đại tràng liên quan. Có thể kết hợp mở hậu môn nhân tạo tạm thời nếu cần.
- Hóa trị: Áp dụng trước hoặc sau mổ, giúp tiêu diệt tế bào ung thư còn sót và giảm nguy cơ tái phát.
- Xạ trị: Thường dùng trong ung thư trực tràng hoặc khi khối u không thể phẫu thuật.
- Điều trị nhắm trúng đích và miễn dịch: Dành cho bệnh nhân giai đoạn tiến xa hoặc có đột biến gen đặc hiệu.
Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư đại tràng chính là chìa khóa giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả và kéo dài thời gian sống. Hãy chủ động thăm khám sớm và tầm soát định kỳ để bảo vệ sức khỏe đường ruột nếu gặp những biểu hiện trên. Một địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn thăm khám là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
