Tin tức

Ăn sầu riêng có béo không? Gợi ý cách ăn sầu riêng đúng cách

Ngày 29/10/2024
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Với hương vị ngọt ngào và mùi thơm đặc trưng, sầu riêng là một loại trái cây được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, với hàm lượng calo và lượng đường cao, câu hỏi ăn sầu riêng có béo không luôn khiến nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang theo đuổi chế độ ăn kiêng hoặc muốn kiểm soát cân nặng.

1. Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng như nào? 

Sầu riêng không chỉ nổi tiếng với hương vị đặc trưng mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. 

Sầu riêng là loại trái cây phổ biến được nhiều người ưa thích

Sầu riêng là loại trái cây phổ biến được nhiều người ưa thích 

Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng bao gồm: 

  • Carbohydrate: Sầu riêng là loại trái cây giàu carbohydrate;
  • Chất xơ: Hàm lượng chất xơ nhất định được xác định có trong sầu riêng;
  • Vitamin: Sầu riêng chứa các loại vitamin như vitamin C, vitamin B-complex;
  • Khoáng chất: Kali, magie, đồng… là những khoáng chất quan trọng sầu riêng cung cấp cho cơ thể;
  • Chất béo: Sầu riêng chứa một lượng chất béo nhất định . 

2. Sầu riêng mang lại lợi ích gì đối với sức khỏe? 

Với việc sở hữu bảng thành phần dinh dưỡng nêu trêu, sầu riêng mang lại một số lợi ích đối với sức khỏe như sau: 

  • Cung cấp năng lượng: Với hàm lượng carbohydrate cao, sầu riêng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả;

Hàm lượng carbohydrate có trong sầu riêng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể

Hàm lượng carbohydrate có trong sầu riêng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể 

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ trong sầu riêng giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về đường ruột;
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Lượng vitamin C dồi dào trong sầu riêng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể;
  • Bảo vệ tim mạch: Kali và chất béo không bão hòa đơn có trong sầu riêng giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol “xấu”, bảo vệ tim mạch nếu ăn với lượng vừa phải, đúng cách và tuân thủ theo chế độ điều trị của bác sĩ;
  • Tốt cho xương: Magie trong sầu riêng giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp;
  • Cải thiện giấc ngủ: Tryptophan có trong sầu riêng giúp cơ thể sản xuất serotonin giúp cải thiện giấc ngủ;
  • Chống oxy hóa: Sầu riêng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng lão hóa.

3. Giải đáp ăn sầu riêng có béo không? 

Sầu riêng là loại quả được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đối với những người quan tâm đến vóc dáng đều có chung một thắc mắc là ăn sầu riêng có béo không? 

Ăn sầu riêng có béo không là thắc mắc của nhiều người

Ăn sầu riêng có béo không là thắc mắc của nhiều người 

Câu trả lời dành cho bạn đó là sầu riêng có chứa một lượng đường và calo khá cao. Nếu bạn ăn sầu riêng quá nhiều, vượt quá lượng calo tiêu thụ hàng ngày, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng calo dư thừa thành mỡ và dẫn đến tăng cân. Vì vậy, để đạt được những lợi ích mà sầu riêng đem lại cho sức khỏe, bạn nên tiêu thụ sầu riêng ở mức độ vừa phải.

4. Cách ăn sầu riêng đúng cách

Để thưởng thức sầu riêng một cách trọn vẹn và tận dụng tối đa lợi ích của nó, dưới đây là 3 lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm:

Không nên ăn nhiều

Sầu riêng tuy ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc ăn quá nhiều sầu riêng sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể như thừa cân, béo phì, nổi mụn, nóng trong… 

Kết hợp cùng các loại trái cây có tính mát

Sầu riêng có tính nóng nên nếu ăn nhiều rất dễ bị nóng trong người, vì vậy để hạn chế tình trạng này khi ăn sầu riêng bạn cần kết hợp ăn thêm nhiều loại trái cây khác có tính mát để cân bằng lại, ví dụ như thanh long, dừa, dưa gang… 

Hạn chế ăn khi đang giảm cân

Như đã thông tin ở trên sầu riêng chứa lượng calo khá cao nên với những người đang giảm cân cần hạn chế tiêu thụ loại trái cây này.

5. Lưu ý khi ăn sầu riêng

Đối tượng không nên ăn sầu riêng

  • Người bệnh tiểu đường: Sầu riêng có hàm lượng đường cao không thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường; 

Người bệnh tiểu đường không nên ăn sầu riêng

Người bệnh tiểu đường không nên ăn sầu riêng 

  • Người bị nóng trong, mụn nhọt: Sầu riêng có tính nóng, có thể khiến cho cơ thể nóng trong, bốc hỏa, nổi mụn nhọt;
  • Người bị bệnh tim mạch: Người bệnh tim mạch nên hạn chế ăn sầu riêng vì lượng đường và chất béo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch;
  • Người có hệ tiêu hóa yếu: Đối với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, thường xuyên gặp chứng đầy bụng, khó tiêu nên cân nhắc khi sử dụng sầu riêng;
  • Phụ nữ mang thai: Nên hạn chế ăn sầu riêng vì có thể gây nóng trong, ảnh hưởng đến thai nhi.

Sầu riêng kỵ với những thực phẩm nào?

  • Rượu bia: Việc kết hợp sầu riêng với rượu bia có thể gây hại cho gan và thận;
  • Thực phẩm cay nóng: Tỏi, ớt, tiêu khi kết hợp với sầu riêng có thể gây nóng trong, nổi mụn.
  • Hải sản: Hải sản có tính hàn, trái ngược với tính nóng của sầu riêng, khi kết hợp có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Trái vải: Cả vải và sầu riêng đều có tính nóng, khi kết hợp có thể ảnh hưởng huyết áp.
  • Sữa: Sầu riêng và sữa đều chứa nhiều chất béo và protein, khi kết hợp có thể gây khó tiêu.

Những lưu ý khác 

  • Không ăn quá nhiều: Mặc dù ngon, nhưng sầu riêng chứa nhiều calo và đường, ăn quá nhiều có thể gây tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Không ăn sầu riêng khi bụng đói: Điều này có thể gây đầy bụng, khó tiêu;
  • Cách bảo quản: Nên bảo quản sầu riêng trong ngăn đá tủ lạnh để đảm bảo chất lượng;
  • Cách chế biến: Ngoài ăn trực tiếp, sầu riêng có thể dùng làm nguyên liệu cho các món chè hay sinh tố. 

Chắc chắn rằng với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc ăn sầu riêng có béo không. Bạn đọc có thêm thắc mắc cần giải đáp về loại quả này cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.  

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ