Tin tức
Bà bầu ăn tôm được không? Nên sử dụng tôm như thế nào mới tốt?
Bà bầu ăn tôm được không? Nên chọn tôm như thế nào mới tốt?
Bầu ăn tôm được không là băn khoăn của nhiều thai phụ xuất phát từ lo lắng về những ảnh hưởng của thực phẩm đối với thai kỳ. Tôm vốn là một trong các loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Vậy, với bà bầu, việc ăn tôm có tiềm ẩn nguy cơ nào không và sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Những nội dung này sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.
1. Giá trị dinh dưỡng từ tôm
Tôm là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất quan trọng đối với thai kỳ. Trong 100g tôm có chứa:
- Protein: 100g tôm có khoảng 20g protein - thành phần lý tưởng cho sự phát triển mô và cơ của thai nhi.
- Omega-3 và DHA: tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
- Canxi, sắt: giúp xây dựng hệ thống xương và hỗ trợ quá trình tạo máu trong thai kỳ.
- I ốt: cần thiết cho sự phát triển của tuyến giáp ở thai nhi.
- Vitamin B12: cần cho quá trình tạo máu, duy trì chức năng thần kinh, giúp phát triển mô và tế bào trong cơ thể.
Trong quá trình mang thai, việc đảm bảo cung cấp đủ những thành phần dinh dưỡng nêu trên là rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
Tôm là thực phẩm giàu khoáng chất có lợi cho thai kỳ
2. Bà bầu ăn tôm được không và cách sử dụng tôm an toàn
2.1. Bà bầu ăn tôm có ảnh hưởng gì không?
Mặc dù tôm mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng cũng tồn tại một số nguy cơ cho thai kỳ. Đây là lý do khiến nhiều người băn khoăn bà bầu ăn tôm được không. Một trong những rủi ro đó chính là tôm có thể tồn tại vi khuẩn và hóa chất độc hại.
Tôm có thể chứa vi khuẩn như Salmonella và Listeria monocytogenes gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Nếu tôm không được chế biến hoặc lưu trữ đúng cách, vi khuẩn này có thể phát triển và gây nhiễm trùng thực phẩm khi tiêu thụ.
Một số trường hợp trong tôm có nguy cơ chứa các chất độc hại như thuốc trừ sâu, chì, hoặc thủy ngân từ môi trường nước nuôi tôm. Những chất này có thể tích tụ trong cơ thể của tôm và khi bà bầu sử dụng tôm sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Ngoài ra, một số bà bầu có thể phản ứng dị ứng với tôm, đặc biệt là nếu họ có tiền sử về dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng hô hấp. Dị ứng tôm có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa ngáy, khó thở,...
Lo lắng bà bầu ăn tôm được không cũng thường xuất phát từ sự cẩn thận của thai phụ về vấn đề thực phẩm dung nạp trong thai kỳ. Tuy nhiên, xét trên phương diện lợi ích dinh dưỡng thì lợi ích mà tôm mang lại vẫn cao hơn rất nhiều so với yếu tố rủi ro tiềm ẩn.
Người có cơ địa dị ứng cần tham khảo bác sĩ chuyên khoa để biết mang bầu ăn tôm được không
2.2. Cách sử không dụng tôm an toàn khi mang thai
Để không phải quá băn khoăn mang bầu ăn tôm được không thì thai phụ nên tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi chọn và chế biến thực phẩm này:
- Chọn tôm tươi ngon: nên chọn mua tôm từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy và chọn những con tôm có vẻ tươi mới, không có mùi khác thường và không có dấu hiệu của bệnh tật.
- Chế biến tôm đúng cách: tôm nên được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ để tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ các chất độc hại có thể tồn tại trong tôm.
- Không ăn tôm sống: tiêu thụ tôm sống hoặc chế biến tôm trong các món ăn như sushi, sashimi, hoặc salad,... có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa cho bà bầu. Vì thế cần tránh việc làm này.
- Thận trọng với các sản phẩm chứa tôm: khi mua bất cứ sản phẩm nào chế biến từ tôm cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo chúng được sản xuất và lưu trữ trong điều kiện an toàn.
- Xin tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc tiêu thụ tôm khi mang thai, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
2.3. Một số món ăn bổ dưỡng từ tôm dành cho bà bầu
Tôm có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho thai kỳ như:
Tôm có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị cho bà bầu
- Tôm hấp: đây là cách chế biến đơn giản nhưng vẫn giữ được hương vị tự nhiên và dinh dưỡng của tôm. Tôm hấp có thể được thêm vào các bữa ăn chính hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món ăn như salad tôm hấp hoặc gỏi tôm.
- Tôm xào rau: kết hợp tôm với rau cải xào nhanh cùng một chút ít dầu ăn và tỏi sẽ có được một món ăn giàu protein và chất xơ. Món tôm xào rau có thể được ăn kèm với cơm hoặc mì để tạo nên bữa ăn giàu dinh dưỡng cho thai phụ.
- Tôm nướng: nướng tôm với một chút gia vị, dầu oliu và phô mai sẽ tạo ra một món ăn giàu protein và axit béo omega-3. Tôm nướng có thể được ăn kèm với các loại rau cải xào hoặc salad tươi.
- Tôm hấp bánh mì: tôm hấp kẹp bánh mì không chỉ cung cấp protein và khoáng chất mà còn là một lựa chọn tiện lợi cho bữa ăn của bà bầu.
- Súp tôm: món ăn này rất phù hợp cho phụ nữ mang thai trong những ngày se lạnh. Sự kết hợp giữa tôm, rau cải và các loại gia vị sẽ tạo nên một món súp giàu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Tôm là một thực phẩm tốt, nên có trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì vẫn tiềm ẩn một số nguy hại đối với thai kỳ. Mong rằng, với chia sẻ trên đây, mẹ bầu đã tháo gỡ được băn khoăn mang bầu ăn tôm được không để yên tâm chế biến thực phẩm này thành các món ăn ngon, cải thiện khẩu vị cho riêng mình.
Để chăm sóc thai kỳ toàn diện, an toàn và có những tư vấn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình, mẹ bầu có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!