Tin tức

Bầu 7 tuần bụng to chưa? Cơ thể mẹ thay đổi gì khi mang thai ở tuần thứ 7?

Ngày 02/01/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mang thai là một hành trình vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Tuy nhiên, hành trình này sẽ đi kèm những vất vả và sự thay đổi của cơ thể mẹ do sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Thai nhi 7 tuần tuổi có tốc độ phát triển khá nhanh. Các cơ quan và hình thái cơ thể đang dần hình thành. Vậy bầu 7 tuần bụng to chưa và cơ thể mẹ có những thay đổi nào khi mang thai ở tuần thứ 7?

1. Thai nhi ở tuần thứ 7 thai kỳ có gì đặc biệt?

Bước sang tuần thứ 7, cơ thể mẹ đã dần thích nghi với việc mang thai. Các dấu hiệu mang thai cũng đã rõ ràng hơn rất nhiều như nôn nghén, mệt mỏi, đau nhức vùng bụng dưới, lưng,… Ở tuần thứ 7, thai nhi đã có những sự phát triển rõ ràng hơn đi cùng đó là sự thay đổi của cơ thể mẹ. Thời điểm này bầu 7 tuần bụng to chưa sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người cũng như số lần mang thai trước đó.

1.1. Kích thước và hình dạng của thai nhi ở tuần thứ 7

Khi mang thai ở tuần thứ 7, thai nhi đã có những sự phát triển nhanh về kích thước và hình dạng. Các bộ phận như chân, tay, mắt, hệ tiêu hóa, não bộ,… đã có thể bắt đầu hình thành. Thai nhi ở tuần thứ 7 có kích thước khoảng 9 - 12mm, cân nặng khoảng dưới 1 gram. Ở giai đoạn này, thai nhi sẽ trông giống với một hạt gạo.

Thai nhi ở tuần thứ 7 phát triển khá nhanh

Thai nhi ở tuần thứ 7 phát triển khá nhanh

1.2. Sự phát triển của em bé trong tuần thứ 7 thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 7 thai kỳ sẽ có những sự phát triển mới về kích thước, màu mắt, các cơ quan nội tạng, khuôn mặt và ngũ quan, não bộ, tay chân. Những sự thay đổi này có thể quan sát thấy trong quá trình bác sĩ siêu âm, cụ thể như sau:

  • Cơ quan hình thành: Các cơ quan bên ngoài và bên trong cơ thể đều sẽ dần hình thành. Chiếc lưỡi của em bé cũng đã bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng. Mắt của em bé trở nên lớn hơn và sẽ có màu mắt. Tuy nhiên, màu mắt của em bé ở giai đoạn này chưa cố định.Tứ chi đã bắt đầu dài ra và cũng dần trở nên rõ nét hơn.
  • Nhịp tim: Bước vào tuần thứ 7 em bé đã bắt đầu có tim thai. Nhịp tim sẽ dao động trong khoảng 160 – 180 nhịp/phút.
  • Ngũ quan: Khuôn mặt em bé ở giai đoạn này đang dần trở nên rõ ràng hơn với sự xuất hiện của các chi tiết như mắt, mũi, miệng, tai.
  • Não bộ: Não bộ của thai nhi được phân chia thành 3 phần gồm phần trước, não giữa và não sau. Các tế bào thần kinh liên tục được tạo ra một cách nhanh chóng.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7 và mốc tiếp theo

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7 và mốc tiếp theo

2. Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai ở tuần thứ 7

Nhiều người thắc mắc rằng bầu 7 tuần bụng to chưa nhưng thực tế, kích thước vòng bụng của mẹ ở giai đoạn này vẫn chưa có quá nhiều sự khác biệt so với thời điểm chưa mang thai. Nhưng mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ những thay đổi của vóc dáng và tâm lý ở tuần thứ 7 thai kỳ thông qua các biểu hiện sau:

  • Kích thước tử cung lớn hơn: Tử cung đang dần được mở rộng ra để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tử cung vẫn sẽ được xương chậu che chắn cho đến khoảng tuần thứ 12 mang thai.
  • Mạch máu: Các mạch máu ở chân, ngực sẽ có thể nổi rõ. Khi duy trì tư thế đứng trong một thời gian dài có thể khiến mẹ cảm thấy nhức mỏi, sưng chân.
  • Dịch tiết âm đạo: Vùng âm đạo sẽ trở nên ẩm ướt hơn do lượng dịch được tiết ra nhiều hơn so với bình thường.
  • Ngực to ra: Phần ngực sẽ bắt đầu nở ra, lớn hơn và có cảm giác căng tức. Đầu núm vú có thể bị sưng và bắt đầu trở nên thâm hơn.
  • Mụn: Mụn sẽ xuất hiện nhiều hơn trên gương mặt do sự thay đổi của nội tiết tố trong quá trình mang thai.
  • Nôn nghén: Hầu hết nữ giới khi mang thai sẽ xuất hiện triệu chứng nôn nghén. Việc nôn nghén khiến chị em cảm thấy khá mệt mỏi, sụt cân, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt,…
  • Táo bón: Một số trường hợp thai phụ sẽ xuất hiện tình trạng táo bón ở giai đoạn mang thai này. Chính vì vậy, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ, các thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nước.
  • Tâm lý: Tâm trạng của mẹ bầu có thể thay đổi thất thường lúc vui, lúc buồn hay giận dữ. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cũng sẽ dễ xúc động hơn.

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 7 khá rõ rệt

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 7 khá rõ rệt

3. Giải đáp cụ thể hơn thắc mắc bầu 7 tuần bụng to chưa?

Những thay đổi về cơ thể khiến mẹ bầu cảm thấy khá hoang mang, nhất là những chị em khi mang thai lần đầu. Không ít chị em thắc mắc rằng bầu 7 tuần bụng to chưa và thường xuyên quan sát vùng bụng của mình để nhận thấy những thay đổi về kích thước.

Tuy nhiên, ở giai đoạn mang thai này, thai nhi còn khá nhỏ, kích thước chỉ như hạt đậu. Tử cung đã có sự phát triển về kích thước nhưng chưa đáng kể và còn nằm gọn trong phần khung xương chậu. Chính vì vậy, thông thường ở tuần thứ 7 mang thai bụng của mẹ vẫn chưa to lên.

Nhưng trong một số trường hợp, mẹ bầu có cơ địa béo phì hay đã từng mang thai sẽ thấy kích thước vòng bụng lớn hơn so với bình thường. Do đó, mang thai ở tuần thứ 7 bụng bầu đã to chưa sẽ còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của từng người và số lần đã mang thai trước đó.

Bầu 7 tuần bụng to chưa sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng chị em

Bầu 7 tuần bụng to chưa sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng chị em

4. Mẹ bầu cần chú ý điều gì khi mang thai ở tuần thứ 7?

Mang thai ở tuần thứ 7 tức bạn đã bước vào giữa giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Đây là thời điểm bạn có thể thông báo đến mọi người về việc mang thai của mình. Tuy nhiên, thai kỳ ở tuần thứ 7 cũng khá nhạy cảm, các mẹ bầu cần chú ý một số yếu tố như sau:

4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Như đã đề cập ở trên, vào tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi sẽ có những sự phát triển mạnh mẽ. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ acid folic, sắt để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Hãy bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng acid folic và sắt lớn như thịt bò, rau có màu xanh lá, trứng, sữa, quả hạnh nhân, súp lơ xanh, măng tây…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân đối chế độ dinh dưỡng, ăn thêm nhiều rau củ quả, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Không sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu hay đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…

Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

4.2. Sinh hoạt khoa học, chú ý đến sức khỏe

Mang thai ở tuần thứ 7 mẹ bầu sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ốm nghén. Tình trạng ốm nghén sẽ khiến mẹ cảm thấy khá mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu khi ốm nghén, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc. Hằng ngày, mẹ bầu vẫn có thể thực hiện một số bài tập thể dục vừa sức, nhẹ nhàng để cải thiện tinh thần và sức khỏe trong quá trình mang thai.

4.3. Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Một yếu tố quan trọng không thể ỏ qua khi mang thai chính là thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc khám thai định kỳ sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng phát triển của thai nhi trong bụng qua từng giai đoạn. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe của mẹ để phát hiện sớm những bất thường, nguy cơ tiềm ẩn cũng như sự thiếu hụt về các thành phần dưỡng chất để có thể bổ sung kịp thời.

Mẹ bầu cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Mẹ bầu cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bầu 7 tuần bụng to chưa. Thời điểm mang thai ở tuần thứ 7, kích thước vòng bụng của mẹ bầu chưa có sự thay đổi quá nhiều. Chính vì vậy, ở giai đoạn này hầu như bụng của mẹ bầu vẫn đang như bình thường. Tuy nhiên, chỉ ít tuần nữa, mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự gia tăng kích thước của vòng bụng vì sự phát triển của thai nhi bên trong tử cung.

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên thăm khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ