Tin tức

Ba mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ bị táo bón

Ngày 06/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Trẻ bị táo bón cần phải được điều trị sớm. Bởi nếu tình trạng này kéo dài thì sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Vậy trẻ bị táo bón do những nguyên nhân nào và cách xử lý ra sao?

1. Tình trạng táo bón ở trẻ 

Táo bón ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần và mỗi khi đi đại tiện đều rất khó khăn. Nếu nhận thấy trẻ bị táo bón, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cho trẻ chữa trị sớm. 

Thực tế, trẻ bị táo bón là tình trạng thường gặp

Thực tế, trẻ bị táo bón là tình trạng thường gặp

Để xác định trẻ bị táo bón hay không, ba mẹ có thể dựa vào những biểu hiện cơ bản sau đây: 

  • Số lần trẻ đi đại tiện trong tuần ít hơn 3 lần, hoặc đi đại tiện với tần suất thấp hơn bình thường. 
  • Phân của trẻ to, cứng, tiền sử có khối phân to gây tắc nghẽn toilet. 
  • Tiền sử đau hoặc có khó khăn đi tiêu do phân cứng khiến trẻ hay bị căng thẳng, quấy khóc khi đi đại tiện.
  • Trẻ rặn nhiều khiến hậu môn chảy máu. 

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

2.1. Nhóm nguyên nhân liên quan đến thói quen, chế độ dinh dưỡng 

Đầu tiên, thói quen và chế độ dinh dưỡng không lành mạnh là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ. Trong đó:

  • Chế độ ăn uống thiếu cân đối, thiếu chất xơ và vitamin sẽ khiến đường ruột của trẻ bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng khó đi ngoài. 
  • Thói quen lười uống nước vô tình khiến phân bị cứng lại, khó bị đào thải ra bên ngoài. 
  • Khi dùng sữa công thức chứa thành phần protein không phù hợp, trẻ sơ sinh rất dễ bị táo bón. 
  • Thói quen ít vận động cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị táo bón. 
  • Trẻ lười đi vệ sinh do mải chơi cũng gây nên tình trạng táo bón
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như chế độ ăn thay đổi đột ngột, do tác dụng phụ của một số loại thuốc,... cũng có thể làm trẻ bị táo bón. 

Trẻ lười ăn rau, hoa quả dễ bị thiếu hụt chất xơ dẫn đến táo bón

Trẻ lười ăn rau, hoa quả dễ bị thiếu hụt chất xơ dẫn đến táo bón

2.2. Nhóm nguyên nhân liên quan đến bệnh lý

Ngoài nguyên nhân về chế độ ăn và sinh hoạt thì táo bón ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Chẳng hạn như:

  • Táo bón ở trẻ sơ sinh: có thể do phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, đại tràng trái nhỏ, do mẹ sử dụng một số loại thuốc trước khi sinh,...
  • Bệnh lý nội tiết - Chuyển hóa: hạ kali, hạ hoặc tăng canxi máu, suy giáp, tiểu đường, u tủy thượng thận,...
  • Bệnh lý về thần kinh: Trẻ bị bại não, thoát vị tủy, u xơ thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật,...

Trẻ bị tiểu đường là đối tượng có nguy cơ cao bị táo bón

Trẻ bị tiểu đường là đối tượng có nguy cơ cao bị táo bón

3. Trẻ bị táo bón kéo dài có thể gây nên những hậu quả gì?

3.1. Đi ngoài ra máu

Phân của trẻ bị táo bón thường khô và cứng. Trong quá trình trẻ đi đại tiện, phân sẽ cọ xát vào niêm mạc tại ống hậu môn gây hiện tượng chảy máu. Phân càng khô cứng thì lại càng tác động mạnh vào niêm mạc hậu môn, khiến máu chảy nhiều hơn. 

Nhiều trẻ bị táo bón thường đi ngoài ra máu

Nhiều trẻ bị táo bón thường đi ngoài ra máu

Nếu tình trạng táo bón chưa quá nghiêm trọng, máu thường chỉ dính một chút vào phân. Thế nhưng, càng về sau, máu lại càng chảy nhiều nếu tình trạng táo bón không được điều trị. Không chỉ lẫn trong phân, mà đôi khi máu còn chảy thành từng giọt. 

3.2. Gây nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn rất hay gặp ở trẻ bị táo bón dài ngày. Theo đó, phân tích trữ trong trực tràng thường có kích thước tăng dần, rắn chắc. Đến một thời điểm nào đó, khi khối lượng của phân quá lớn, chúng sẽ khiến hậu môn bị nứt. Lúc này, bên cạnh triệu chứng chảy máu, trẻ còn gặp phải cơn đau dữ dội khi đại tiện. 

3.3. Gây đau mỗi khi đại tiện

Khi bị táo bón, trẻ có xu hướng rặn nhiều hơn bình, gây cảm giác đau. Chính những cơn đau này khiến trẻ sợ phải đi đại tiện. Đây cũng là nguyên nhân làm cho trẻ nhịn đi vệ sinh, khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. 

Trẻ bị táo bón hay bị đau và quấy khóc mỗi lần đi đại tiện

Trẻ bị táo bón hay bị đau và quấy khóc mỗi lần đi đại tiện

Kèm theo cơn đau khó chịu khi đi đại tiện còn là triệu chứng chảy máu, nứt kẽ hậu môn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. 

3.4. Đau bụng quanh rốn

Táo bón là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau tại khu vực dưới rốn. Cơn đau này xuất hiện khi phân bị tắc nghẽn tại trực tràng, khó bị đào thải ra bên ngoài.  

3.5. Gây trĩ nội, trĩ ngoại 

Bên cạnh những cơn đau khó chịu, máu dính vào phân, táo bón còn là nguyên nhân gây trĩ nội và trĩ ngoại khi trẻ phải rặn nhiều. Trong đó:

  • Trĩ nội: Hình thành từ quá trình hệ thống mạch máu tại vị trí trong hậu môn bị phình ra.
  • Trĩ ngoại: Hình thành từ quá trình hệ thống mạch máu tại vị trí ngoài hậu môn bị phình ra. 

Bên cạnh đó, táo bón còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biếng ăn, chậm lớn, tắc ruột, đường ruột bị nhiễm trùng,... ở trẻ nhỏ. 

4. Khi nào ba mẹ nên cho trẻ đi khám?

Hầu như trẻ nào cũng từng gặp phải tình trạng táo bón. Thế nhưng không vì vậy mà các bậc phụ huynh được phép xem thường hiện tượng này. Nếu thấy những dấu hiệu sau, ba mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra:

  • Tình trạng táo bón xuất hiện khi trẻ chưa được 4 tháng tuổi. 
  • Trẻ bị táo bón với tần suất thường xuyên, không giảm. 
  • Đã thực hiện một số cách hỗ trợ nhưng trẻ vẫn chưa đi đại tiện được sau 1 ngày. 
  • Phân của trẻ hay bị dính máu. 
  • Trẻ bị táo bón kèm theo triệu chứng đau bụng, đau tại hậu môn. 
  • Trẻ sợ hãi mỗi lần đi đại tiện.
  • Trẻ chậm tăng cân.

5. Hướng dẫn ba mẹ một số cách phòng ngừa 

5.1. Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống

Đây là cách trị táo bón đơn giản cho trẻ. Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động, hỗ trợ phân đào thải ra bên ngoài nhanh hơn. Nhóm chất này thường chứa nhiều trong rau xanh, củ, quả, ngũ cốc. 

Trong đó, chất xơ hòa tan được chứng minh là có khả năng tăng cường khả năng hấp thụ nước, hỗ trợ làm mềm phân nhanh hơn. Chất xơ hòa tan tập trung chủ yếu trong hoa quả, một số loại hạt, bột yến mạch và lúa mạch. 

Còn chất xơ không hòa tan lại có khả năng kích thích hoạt động của ruột, làm tăng khối lượng phân. Loại chất xơ này tập trung chủ yếu trong ngũ cốc, các loại rau xanh. 

5.2. Tập cho trẻ thói quen uống đủ nước trong ngày

Khi cơ thể thiếu nước, hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ táo bón. Do vậy, bạn cần tập cho trẻ thói quen uống nước hàng ngày. 

Trẻ cần được bổ sung đủ nước hàng ngày

Trẻ cần được bổ sung đủ nước hàng ngày

Bên cạnh nước lọc, bạn có thể cho trẻ dùng thêm sữa, nước bù điện giải. Trường hợp bù nước cho trẻ bị táo bón, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tuân hoặc thủ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. 

5.3. Một số biện pháp khác

Ngoài 2 biện pháp chống táo bón cơ bản kể trên, bạn nên áp dụng đồng thời một vài biện pháp sau: 

  • Bổ sung sản phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho đường ruột: Chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh hoặc các sản phẩm chứa lợi khuẩn an toàn.
  • Tập cho trẻ thói quen vận động mỗi ngày: Khi vận động, đường ruột của trẻ cũng hoạt động tích cực hơn, thúc đẩy quá trình đào thải phân. 
  • Massage vùng bụng của trẻ: Khi massage nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ chính là bạn là kích thích hoạt động của nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đào thải phân. 

Mong rằng từ những chia sẻ trong bài tổng hợp trên đây, ba mẹ đã phần nào hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh táo bón cho trẻ. Về cơ bản khi nhận thấy trẻ bị táo bón, ba mẹ không nên xem thường mà hãy tìm cách điều trị sớm tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.