Tin tức

Bác sĩ chỉ rõ cách điều trị đau họng do trào ngược dạ dày hiệu quả

Ngày 15/09/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Đau họng do trào ngược dạ dày khá thường gặp song không nhiều trường hợp xác định rõ nguyên nhân mà thường nhầm lẫn với đau họng thông thường. Vì thế người bệnh chỉ điều trị và chăm sóc đau họng, không điều trị nguyên nhân nên viêm họng thường xuyên tái phát. Vậy nhận biết và điều trị đau họng do trào ngược dạ dày như thế nào?

1. Nhận biết đau họng do trào ngược dạ dày

Triệu chứng của đau họng thông thường và đau họng do trào ngược dạ dày khá giống nhau, đây là lí do khiến nhiều bệnh nhân nhầm lẫn và điều trị không hiệu quả. Trước hết cần hiểu về căn bệnh trào ngược dạ dày, đây là tình trạng cơ vòng thực quản bị giãn hoặc suy yếu, khiến dịch dạ dày trong đó chứa acid bị đẩy ngược lên thực quản do hoạt động tiêu hóa, nằm hay di chuyển.

Điều trị đau họng do trào ngược dạ dày

Đau họng do trào ngược dạ dày dễ bị nhầm lẫn với đau họng thông thường

Acid dạ dày này có khả năng ăn mòn cao, vì thế trào ngược dạ dày lâu dài sẽ gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến đau họng, viêm họng. Nhiều bệnh nhân rơi vào nhóm “trào ngược dạ dày im lặng”, nghĩa là không có triệu chứng hoặc triệu chứng bệnh rất mờ nhạt. Đặc điểm của đau họng do trào ngược dạ dày là thường tái phát nhiều lần dù giữ ấm và vệ sinh răng miệng, súc họng thường xuyên.

Ngoài ra, một số triệu chứng điển hình khác của đau họng do trào ngược dạ dày là:

  • Ngứa cổ họng.

  • Khó phát âm.

  • Khàn tiếng.

  • Nóng rát ở ngực.

  • Thường xuyên hắng giọng, có nhiều đờm trong cổ họng.

  • Cảm giác khó nuốt.

  • Ho khi ngủ hoặc khi nằm.

Không chỉ gây đau họng mà trào ngược dạ dày nếu không được kiểm soát tốt, tổn thương thực quản sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng như: Khó nuốt, viêm thực quản, chít hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,…

Đau họng do trào ngược dạ dày thường kéo dài và hay tái phát

Đau họng do trào ngược dạ dày thường kéo dài và hay tái phát

Vì thế, nếu thấy đau họng bất thường kèm theo các triệu chứng như trên, bệnh hay tái phát và kéo dài thì nên đi khám để kiểm tra có phải do trào ngược dạ dày hay không. Nếu là đau họng do trào ngược dạ dày, việc điều trị sẽ khác.

2. Phương pháp điều trị đau họng do trào ngược dạ dày

Đau họng do trào ngược dạ dày cần điều trị giảm đau họng, làm dịu cổ họng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là đẩy lùi chứng trào ngược dạ dày - nguyên nhân gây tổn thương thực quản. Đa phần bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp giữa thuốc trị trào ngược dạ dày, giảm đau họng và điều chỉnh thói quen sống.

2.1. Điều trị bằng thuốc chống trào ngược dạ dày

Các thuốc chống trào ngược dạ dày có tác dụng giảm tiết acid hoặc trung hòa acid để bảo vệ thực quản bao gồm: thuốc ức chế thụ thể H2, thuốc kháng acid và thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc kháng acid

Các hoạt chất trong thuốc có thể gồm: magie hidroxit, sodium bicarbonate, canxi carbonate, nhôm hydroxit,… Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh bao gồm cả chứng đau họng. Đây là loại thuốc không kê đơn nhưng tốt nhất bệnh nhân vẫn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng acid cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc kháng acid cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc ức chế thụ thể H2

Thuốc ức chế thụ thể H2 hoạt động trên cơ chế ngăn chặn tế bào dạ dày gắn kết với thụ thể trên tế bào sản xuất acid. Các thuốc này thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng gồm: famotidine, cimetidine, ranitidine, nizatidine,…

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc này giúp giảm sản xuất acid dạ dày, vì thế có tác dụng giảm tổn thương tiếp tục do acid dạ dày cho niêm mạc thực quản. Vì thế chứng đau họng sẽ được cải thiện, song cần dùng trong liệu trình điều trị phù hợp để đạt hiệu quả lâu dài.

Các thuốc trị trào ngược dạ dày này đều dễ dàng mua tại hiệu thuốc, nhưng tự ý dùng không có chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ không được khuyến cáo.

2.2. Điều trị đau họng

Khi giảm acid dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc thực quản, niêm mạc họng sẽ dần hồi phục. Bác sĩ có thể kê hoặc hướng dẫn bạn sử dụng 1 vài loại thuốc giảm đau họng song đa phần tình trạng này sẽ không quá nghiêm trọng.

Bạn có thể chăm sóc làm dịu cổ họng bằng các phương pháp tại nhà đơn giản như: ngậm nước chanh muối, uống và súc họng bằng nước ấm, dinh dưỡng đầy đủ giàu Vitamin,…

2.3. Thay đổi thói quen sống

Những thói quen sống tốt dưới đây nên được duy trì để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày, giảm chứng viêm họng và các triệu chứng khác.

Ăn thành các bữa nhỏ giúp hạn chế chứng trào ngược dạ dày

Ăn thành các bữa nhỏ giúp hạn chế chứng trào ngược dạ dày

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Thay vì ăn thành 3 bữa ăn chính với lượng thức ăn nhiều, bạn nên chia thành các bữa ăn nhỏ hơn. Điều này giúp dạ dày không bị giãn rộng, dịch tiết và acid cũng giảm nên ít bị trào ngược tạo áp lực lên cơ thắt thực quản.

Không nằm ngay sau khi ăn

Nằm ngay sau khi ăn, nhất là khi ăn no sẽ khiến dịch dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản hơn. Tốt nhất là sau khi ăn 3 giờ, người bị trào ngược dạ dày không nên nằm ngay, khi ngủ cũng nên nằm ở tư thế đầu nâng cao hơn so với phần bụng.

Không hút thuốc

Khói thuốc lá không những khiến tổn thương niêm mạc cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn mà Nicotine còn làm giãn cơ thực quản, kích thích tăng tiết acid dạ dày. Vì thế mà nỗ lực điều trị trào ngược dạ dày của bạn không còn tác dụng.

Duy trì cân nặng phù hợp

Béo phì thường làm tăng áp lực cho vùng bụng, khiến dịch dạ dày và acid dễ bị đẩy lên cơ vòng thực quản hơn. Vì thế, nếu đang bị béo phì hoặc béo bụng, hãy lên kế hoạch luyện tập và ăn kiêng để giảm cân.

Béo phì thường làm tăng áp lực cho vùng bụng, khiến dịch dạ dày và acid dễ bị đẩy lên cơ vòng thực quản hơn

Béo phì thường làm tăng áp lực cho vùng bụng, khiến dịch dạ dày và acid dễ bị đẩy lên cơ vòng thực quản hơn

Hạn chế mặc quần áo bó chật vùng bụng

Những loại quần áo này sẽ gây chèn ép lớn cho vùng dạ dày, khiến dịch vị dạ dày dễ đi ngược lên thực quản.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Người bị đau họng do trào ngược dạ dày nên chú ý hơn trong lựa chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày. Đặc biệt cần tránh xa các loại thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đường hoặc quá nhiều dầu mỡ. Những thức uống như: đồ uống có ga, rượu, trà, cà phê, nước cam, bưởi,… sẽ khiến chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp thuốc điều trị trào ngược dạ dày không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khắc phục tình trạng giãn cơ vòng thực quản để chữa bệnh dứt điểm.

Như vậy, điều trị đau họng do trào ngược dạ dày chủ yếu tập trung vào điều trị căn nguyên gây bệnh, giảm tình trạng acid dạ dày trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản. Khi gặp các triệu chứng của căn bệnh này, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và chỉ định điều trị phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản, từ đó chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp. Thông thường, các bước điều trị là kiểm soát triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh; làm lành vết loét nếu có; ngăn ngừa biến chứng.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ đặt lịch online.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.