Tin tức

Bác sĩ Dinh dưỡng giải đáp chi tiết: rối loạn tiền đình ăn gì?

Ngày 31/03/2022
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của người bệnh với nhiều triệu chứng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi,... Nếu không điều trị tốt, bệnh kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của người bệnh. Thực tế, thực phẩm ăn uống cùng chế độ sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến triệu chứng bệnh. Vậy rối loạn tiền đình ăn gì và nên kiêng gì?

1. Bị rối loạn tiền đình ăn gì?

Rối loạn tiền đình xuất phát từ những tổn thương xảy ra với mắt, tai, tim mạch hay hệ thần kinh dẫn đến rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh này. Hệ tiền đình có vai trò giữ cân bằng cho cơ thể, do đó khi bị rối loạn tiền đình sẽ gây ra những triệu chứng như: căng thẳng, đau đầu, chóng mặt, mất tập trung,...

Rối loạn tiền đình gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt

Rối loạn tiền đình gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng với sức khỏe nói chung và triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình nói riêng. Thực tế, người bệnh không nhất thiết phải sử dụng các thực phẩm quý hiếm, đắt đỏ mà có thể kiểm soát bệnh từ những loại rau và trái cây dễ kiếm, giá rẻ sau đây.

1.1. Cải bó xôi

Cải bó xôi được đánh giá là loại rau rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt những người mới ốm dậy cần hồi phục sức khỏe. Thành phần nổi bật trong cải bó xôi là Magie, chất này có tác động lên hệ thần kinh, giúp chúng hoạt động ổn định, hiệu quả hơn. Từ đó, các triệu chứng chóng mặt, đau nhức đầu cũng sẽ được cải thiện.

Ngoài magie thì trong cải bó xôi còn chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng khác như: vitamin A, Vitamin C, chất sắt,... giúp tăng sức đề kháng. Cùng với đó là Vitamin K, Vitamin E, canxi và carotenoid có khả năng chống oxy hóa mạnh.

 Cải bó xôi là thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiền đình

 Cải bó xôi là thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên đưa cải bó xôi vào trong danh sách thực phẩm thường xuyên ăn, song không nên quá lạm dụng thì purines có trong loại rau này có thể gây ra gout và sỏi thận.

1.2. Đậu nành cho người ăn chay

Trong đậu nành, vitamin K xuất hiện với hàm lượng cao đóng vai trò là chất chống oxy hóa hiệu quả, có tác dụng bảo vệ hệ kinh, chống lại bệnh Alzheimer. Ngoài ra, trong đậu nành còn giàu chất béo omega-3 có thể làm giảm triệu chứng tim mạch, tăng lưu thông khí huyết, từ đó giảm triệu chứng rối loạn tiền đình như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu,...

Dù tốt cho sức khỏe nhưng bệnh nhân nên tránh sử dụng đồng thời đậu nành với trứng gà hay thuốc điều trị bởi có thể cản trở cơ thể hấp thu dưỡng chất.

1.3. Bông cải xanh

Trong bông cải xanh chứa rất nhiều Vitamin A, không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng cường vận chuyển máu, cải thiện huyết áp. Từ đó, các vấn đề do thiếu oxy và máu ở người bị rối loạn tiền đình cũng được cải thiện, giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.

Nhiều bệnh nhân rối loạn tiền đình khi ăn thường xuyên bông cải xanh đúng cách đã cải thiện được đáng kể cả về tần suất lẫn mức độ triệu chứng như: hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng,...

Ăn bông cải xanh giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình

Ăn bông cải xanh giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình

Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh gout thì đây không phải thực phẩm phù hợp bởi trong bông cải xanh chứa hàm lượng purines khá lớn. Nhiều người có thói quen vứt bỏ cuống khi chế biến, thực tế bộ phận này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, thậm chí hàm lượng còn cao hơn phần bông cải.

1.4. Khoai tây

Bên cạnh các loại rau xanh trên, tinh bột là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn của bất cứ ai. Với bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, có thể thay thế tinh bột từ gạo bằng khoai tây, loại củ này rất giàu Vitamin A và C, có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm stress và tăng cường hoạt động của não bộ. 

Triệu chứng rối loạn tiền đình có thể được cải thiện tốt nhờ vào chất kukoamine có trong loại quả này. Để có được tác dụng tốt nhất, cần tránh các thói quen ăn khoai tây không tốt sau:

  • Sử dụng khoai tây mọc mầm: chứa nhiều chaconine và solanine gây độc cho hệ thần kinh.

  • Sử dụng khoai tây ngả màu: khoai tây càng ngả màu xanh thì nồng độ solanine càng cao, không nên sử dụng phần vỏ và thịt có màu này. Có thể cắt bỏ phần ngả màu và chế biến phần còn lại như bình thường.

1.5. Hoa quả họ cam quýt

Đừng bỏ qua các loại trái cây giàu Vitamin C này nếu bạn đang bị rối loạn tiền đình, chất này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ miễn dịch.

Ăn trái cây họ cam quýt để tăng cường miễn dịch và lưu thông máu lên não

Ăn trái cây họ cam quýt để tăng cường miễn dịch và lưu thông máu lên não

Ngoài ăn trực tiếp, để giảm nhẹ triệu chứng đau nhức đầu, có thể kết hợp xông hơi bằng hỗn hợp đun từ các loại lá sau: lá quýt, lá chanh, lá sả, hương nhu, lá bưởi,... Biện pháp này được rất nhiều bệnh nhân áp dụng và đem lại hiệu quả tốt.

1.6. Cà chua

Cà chua chứa rất nhiều Vitamin A và C, không chỉ tốt cho thị lực mà còn giảm cảm giác quáng gà, choáng váng, mất thăng bằng do rối loạn tiền đình. Các vấn đề thiếu máu, tăng huyết áp hay lượng đường trong máu cao cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Song nên nhớ, bạn chỉ đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn cà chua chín, cà chua xanh chứa nhiều melanin sẽ tác động xấu cho hệ thần kinh.

2. Lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh rối loạn tiền đình

Ngoài những thực phẩm tốt, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và hợp lý. Dưới đây là những điều cần lưu ý:

  • Uống nước đầy đủ: Bao gồm nước lọc, các loại sinh tố, sữa, trái cây,... nên nạp vào cơ thể tổng lượng từ 1,5 - 2 lít mỗi ngày.

  • Tránh chất kích thích như: rượu, cà phê, bia,... gây tăng thêm chứng đau đầu, ù tai, rối loạn chức năng tiền đình.

Người bị rối loạn tiền đình nên tránh các thức uống kích thích

Người bị rối loạn tiền đình nên tránh các thức uống kích thích

  • Tránh thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn: Thực phẩm nhiều đường, muối không tốt với sức khỏe tim mạch nói chung và bệnh rối loạn tiền đình nói riêng.

  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, thức khuya,...

Với những thông tin MEDLATEC tổng hợp trên đây, hi vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc rối loạn tiền đình ăn gì cũng như các biện pháp để kiểm soát triệu chứng bệnh. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ