Tin tức

Bác sĩ giải đáp: người bị tiểu đường có được ăn chuối không?

Ngày 22/07/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Chuối là một loại hoa quả rất giàu dinh dưỡng, được khuyến cáo nên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Trung bình một quả chuối chứa khoảng 14 gram đường và 6 gram tinh bột giúp cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể, song cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường có được ăn chuối không và nên ăn bao nhiêu quả một ngày? 

1. Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối và tác dụng

Trong quả chuối chứa rất nhiều loại dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, ở đây MEDLATEC sẽ đề cập tới dinh dưỡng chủ yếu và có ảnh hưởng tới bệnh nhân tiểu đường.

người bị tiểu đường có được ăn chuối không

Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng

1.1. Chuối chứa Carbs cung cấp đường cho cơ thể

Ở người bình thường, khi nạp đường hoặc các thực phẩm nhiều carbs làm tăng lượng đường trong máu thì cơ thể sẽ sản xuất insulin để chuyển hóa. Vì thế glucose được tách ra khỏi máu, chuyển thành năng lượng sử dụng hoặc lưu trữ. Tuy nhiên ở bệnh nhân tiểu đường, việc sản xuất insulin hoặc chuyển hóa glucose gặp vấn đề nên việc này không được thực hiện tốt, khiến đường tích tụ trong máu cao.

Carbs là một trong những chất dinh dưỡng có khả năng làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Vì thế với bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát loại carbs và hàm lượng đưa vào cơ thể mỗi ngày trong chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Nếu không kiểm soát tốt, sử dụng quá mức các thực phẩm chứa nhiều carbs sẽ khiến tăng đột ngột được trong máu hoặc cao liên tục gây hại cho sức khỏe.

Trung bình trong một quả chuối chứa đến 14 gram đường và 6 gram tinh bột, chúng chiếm đến 93% calo đến mà thực phẩm này cung cấp cho cơ thể.

người bị tiểu đường có được ăn chuối không

Chuối chứa lượng đường và tinh bột cao

1.2. Chuối chứa chất xơ giúp giảm lượng đường trong máu.

Carbs mà chuối cung cấp ngoài đường và tinh bột còn chứa một lượng chất xơ nhất định, rơi vào khoảng 3 gram mỗi quả. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, chất xơ là dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh tiểu đường bởi nó có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Từ đó bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu ổn định hơn, tránh tăng đột ngột sau khi ăn.

1.3. Chuối xanh có chứa tinh bột kháng

Tinh bột kháng là những chuỗi glucose dài, có trong chuối chưa chín, chuối càng chín thì hàm lượng tinh bột kháng càng ít. Tinh bột kháng khi vào cơ thể hoạt động tương tự như chất xơ, giúp ổn định không làm tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, tinh bột kháng cũng giúp đẩy mạnh hoạt động của các vi khuẩn tốt, tăng quá trình trao đổi chất và kiểm soát đường huyết. Tác dụng của chúng rõ ràng hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 2 (chiếm 90% các ca bệnh tiểu đường) là giảm viêm và tăng độ nhạy insulin. Vì thế bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyên nên bổ sung tinh bột kháng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Không chỉ chứa tinh bột kháng, chuối xanh cũng chứa ít hàm lượng đường và tinh bột hơn chuối chín. Như vậy hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng của chuối phụ thuộc khá nhiều vào độ chín của chuối.

người bị tiểu đường có được ăn chuối không

Chuối là thực phẩm có thể ảnh hưởng đến đường huyết

2. Khi mắc bệnh tiểu đường có được ăn chuối không?

Với bệnh nhân tiểu đường và trong xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, chuối được xếp vào loại thực phẩm có chứa carbs có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Để biết được có nên ăn loại thực phẩm này không và ăn bao nhiêu là đủ, các nhà khoa học sử dụng chỉ số đường huyết (GI) để đánh giá. 

Chỉ số GI có dải điểm từ 0 đến 100 thuộc các khoảng đánh giá sau:

- GI dưới 55: Mức thấp.

- GI từ 56 - 69: Trung bình.

- GI từ 70 - 100: Cao.

Các loại thực phẩm có chỉ số GI càng thấp thì càng được khuyến khích với bệnh nhân tiểu đường bởi nó càng làm tăng từ từ đường huyết. Kéo dài thời gian tiêu hóa hay hấp thụ đường từ thực phẩm này giúp cơ thể có thể sử dụng và chuyển hóa đường tốt hơn, tránh tác động xấu tới sức khỏe khi đường trong máu tăng đột ngột. 

Với chuối thì điểm GI được đánh giá từ 42 - 62, nằm ở mức Thấp hoặc Trung bình tùy theo độ chín của chuối. Chuối vàng hoặc chín chứa ít tinh bột kháng và nhiều đường, tinh bột hơn chuối xanh, đồng nghĩa với việc chỉ số GI cao hơn, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn.

Bên cạnh đó, kích thước quả chuối cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng đường mà loại hoa quả này cung cấp. Chuối có kích thước càng lớn thì lượng carbs càng cao, cung cấp hàng nhiều đường và tinh bột.

người bị tiểu đường có được ăn chuối không

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn chuối nhưng với lượng phù hợp

Với câu hỏi tiểu đường có được ăn chuối không thì trong hầu hết các hướng dẫn chế độ ăn uống chung cho bệnh nhân tiểu đường đều khuyên nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, sử dụng trái cây. Chuối không phải là thực phẩm bị cấm trong chế độ ăn này.

Sở dĩ trái cây và hoa quả được khuyến khích với bệnh nhân tiểu đường là bởi chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp cải thiện, tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch hay ung thư. Chuối cũng vậy, chúng cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi khác.

Đường và tinh bột mà chuối cung cấp cũng hoàn toàn không giống từ các sản phẩm đường tinh chế như kẹo, bánh,… Mặc dù bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn chuối như loại trái cây tốt cho chế độ ăn uống của mình nhưng cần chú ý ăn vừa đủ và đúng thời điểm. 

3. Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường ăn chuối

Bệnh nhân tiểu đường đang thực hiện chế độ ăn kiểm soát đường huyết khi muốn sử dụng chuối là loại hoa quả dinh dưỡng thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

Kích thước chuối: Nên chọn ăn quả chuối có kích thước nhỏ hoặc chia nhỏ ăn thành các bữa trong ngày để giảm lượng đường tăng cao trong máu sau khi ăn.

Độ chín chuối: Nên chọn ăn quả chuối không quá chín để lượng đường trong chúng thấp hơn. Quả chuối gần chín, chắc tay là lựa chọn phù hợp.

người bị tiểu đường có được ăn chuối không

Nên ăn chuối cùng sữa chua hoặc các loại hạt

Thời điểm ăn: Chuối cũng như các loại trái cây khác bạn cần trải đều ăn trong ngày, ăn trong các bữa phụ để giảm tải lượng đường huyết.

Ăn kết hợp với thực phẩm khác: Ăn chuối cùng sữa, chua, các loại hạt, rau chứa nhiều chất xơ cũng giúp bạn làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường.

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC tin rằng bạn đã tìm được câu trả lời tiểu đường có được ăn chuối không và ăn lượng thế nào là phù hợp. Chúc bạn kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả với các loại thực phẩm dinh dưỡng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ