Tin tức

Bác sĩ giải đáp: U nhú thực quản có gây ung thư không?

Ngày 12/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khi đi thăm khám và phát hiện mình có u nhú thực quản, bệnh nhân thường lo lắng và rất lo sợ những khối u này có thể gây ra bệnh ung thư thực quản. Để biết những khối u nhú này có khả năng phát triển thành ung thư hay không, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

1. U nhú thực quản có gây ung thư thực quản không?

Những khối u nhú thực quản rất ít gặp và thường lành tính. Nội soi thực quản là phương pháp có thể phát hiện sớm những khối u nhú ngay từ khi chúng xuất hiện với kích thước rất nhỏ. 

U nhú thực quản là tình trạng khá hiếm gặp và thường lành tính

U nhú thực quản là tình trạng khá hiếm gặp và thường lành tính

Thông thường với những khối u có kích thước nhỏ (dưới 1cm), bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân theo dõi định kỳ từ 3 đến 6 tháng. Nếu kích thước khối u tăng lên, người bệnh sẽ được yêu cầu can thiệp cắt bỏ khối u, cắt hớt niêm mạc,…

Việc chẩn đoán chính xác khối u có phải là ác tính hay không, các bác sĩ cần thực hiện nhiều loại xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, ngay trong quá trình nội soi dựa vào một số đặc điểm như hình dạng khối u, mạch máu trên bề mặt của u có bất thường không, cương tụ hay không, ngoằn ngoèo hay không,… các bác sĩ nội soi sẽ sơ bộ đánh giá được những khối u đó hướng nhiều đến u lành hay u ác. Trên thực tế, chỉ có một tỷ lệ rất thấp u nhú phát triển thành ung thư tế bào vảy. 

Những biểu hiện của bệnh dễ gây nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác

Những biểu hiện của bệnh dễ gây nhầm lẫn với nhiều loại bệnh khác

Chính vì thế, để có câu trả lời chi tiết cho thắc mắc u nhú thực quản có gây ung thư hay không, bạn cần đi khám sớm. Từ kết quả thăm khám, các bác sĩ mới có thể giải thích và hướng dẫn cụ thể cho bạn. 

2. Một số bệnh về thực quản thường gặp

Dưới đây là một số bệnh về thực quản phổ biến nhất và thông tin về một số phương pháp điều trị hiệu quả: 

2.1. Bệnh viêm thực quản

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do trào ngược axit từ dạ dày. Tùy thuộc vào tần suất và thời gian tiếp xúc với các chất trào ngược mà mức độ viêm nhiễm, tổn thương ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Ngoài ra một số nguyên nhân khác dẫn tới căn bệnh này có thể kể đến như dị ứng với các loại thức ăn, do một số loại thuốc ứ đọng trong lớp niêm mạc thực quản quá lâu, do nhiễm trùng (thường gặp ở những trường hợp bệnh nhân bị HIV/AIDS hoặc mắc bệnh ung thư).

Bệnh viêm thực quản có thể gây ra một số triệu chứng như sau: 

+ Thường xuyên đau tức ngực, khó chịu sau khi ăn. 

+ Hay ợ chua, ợ hơi, nhất là khi đói.

+ Hay buồn nôn, cơ thể tiết nhiều nước bọt hơn bình thường để trung hòa lượng axit từ dạ dày lên. 

+ Đau họng: Trào ngược thực quản khiến dây thanh bị sưng, đau và từ đó dẫn đến tình trạng đau họng, khàn tiếng. 

+ Khó nuốt, đắng miệng khi ăn.

Tùy theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm nấm, thuốc ức chế dịch vị dạ dày,… Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý hạn chế ăn những thực phẩm chua cay, tránh rượu bia và thuốc lá, nên uống thuốc dạng lỏng, trong trường hợp dùng thuốc dạng viên thì không nên nằm ngay khi vừa uống thuốc. 

Ung thư thực quản rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Ung thư thực quản rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm

2.2. Ung thư thực quản

Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng người trên 50 là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn cả. Khi mắc ung thư thực quản, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như nuốt nghẹn, nôn sau khi ăn, khó thở, ho ra máu, sụt cân,… Càng phát hiện muộn thì bệnh càng khó chữa trị và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh. 

Một số phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Có thể áp dụng riêng lẻ hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp điều trị này với nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Các bác sĩ khuyên rằng, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. 

2.3. Trào ngược dạ dày thực quản

Là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra một số biểu hiện như sau: 

- Hay bị nấc và khó nuốt. 

- Ợ nóng. 

- Ho nhiều, khàn giọng, thở khò khè. 

- Viêm họng. 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như thừa cân béo phì, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích, thoát vị cơ hoành, mang bầu, khô miệng, tình trạng hen suyễn, tiểu đường,…

Phương pháp điều trị bệnh là hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ và thực phẩm có vị chua cay, đồng thời nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp hoặc chỉ định phẫu thuật đáy vị với mục đích tăng cường hoạt động cơ vòng dưới thực quản để cải thiện tình trạng trào ngược. 

2.4. Co thắt thực quản

Những cơn co thắt thực quản xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh được chia làm 2 dạng như sau: 

- Co thắt thực quản lan tỏa: Diễn ra theo đợt và kéo dài liên tục. 

- Co thắt thực quản cục bộ: Là những cơn co thắt mạnh khiến người bệnh có cảm giác khó thở, đau tức ngực. 

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này, tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến có thể kể đến như sau: 

- Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

- Thường xuyên ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 

- Tâm lý căng thẳng quá mức. 

Những triệu chứng của bệnh co thắt thực quản rất dễ nhầm với một số bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy cảnh giác với những biểu hiện như đau ngực, buồn nôn và nôn, khó nuốt,… 

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng hoặc gặp phải một số biến chứng khác như viêm loét thực quản, chèn ép khí quản, viêm phổi, áp xe phổi, hay một số vấn đề về tim mạch,… 

Nếu có dấu hiệu bất thường ở thực quản cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời

Nếu có dấu hiệu bất thường ở thực quản cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, các phương pháp điều trị co thắt thực quản phổ biến có thể kể đến như điều trị bằng thuốc, nong và thông thực quản, phẫu thuật cắt cơ hoặc loại bỏ thực quản,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. 

Nếu cần tư vấn thêm về căn bệnh u nhú thực quản hoặc các vấn đề bất thường khác về thực quản hay có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đặt lịch thăm khám. Các tổng đài viên của bệnh viện luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.