Tin tức

Bác sĩ giải đáp: Viêm gan C lây qua đường nào

Ngày 20/01/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Viêm gan C là một bệnh lý về gan phổ biến. Nhưng không phải ai cũng có hiểu biết cơ bản về căn bệnh này đề phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Rất nhiều người thắc mắc viêm gan C có lây không? Viêm gan C lây qua đường nào? Dưới đây là những giải đáp chi tiết. 

1. Các triệu chứng của bệnh viêm gan C

Phần lớn, bệnh nhân mắc viêm gan C đều không có triệu chứng. Nhiều trường hợp vô tình phát hiện bệnh khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, một số biểu hiện có thể xảy ra khi mắc bệnh như sau: 

  • Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường.

  • Vàng da vàng mắt.

  • Cơ thể mệt mỏi và chán ăn.

  • Buồn nôn, đau bụng.

  • Đau cơ bắp và đau khớp.

viêm gan c lây qua đường nào có thể là đường máu

Viêm gan C có thể lây qua đường máu

Ở giai đoạn muộn những biểu hiện của bệnh có thể rõ ràng hơn: 

  • Xuất hiện các vết bầm dưới da mà không do vấp ngã, va đập.

  • Da hay ngứa. Bệnh nhân có thể bị ngứa khắp cơ thể mà không phải do tổn thương hay hiện tượng phát ban gây ra. Ngứa nhiều hơn vào buổi tối và đêm. 

  • Xuất hiện dịch tự do trong ổ bụng  

  • Phù chân.

  • Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.

  • Những mạch máu nổi trên da như mạng nhện.

2. Mắc viêm gan C có nguy hiểm như thế nào?

Có thể bất kỳ ai trong số chúng ta đều biết tới viêm gan C được cho là “kẻ giết người thầm lặng”. Căn bệnh này rất khó để phát hiện sớm vì hầu như triệu chứng chỉ rõ ràng khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Virus viêm gan C âm thầm phá hủy lá gan của chúng ta và nếu như không có những biện pháp kịp thời điều trị thì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh bị đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh: 

Xơ gan

Những tế bào viêm gan C tấn công gan trong thời gian dài sẽ khiến cho các tế bào gan bị tổn thương, bị phá hủy, xơ hóa và không thể phục hồi trở lại. Từ đó dẫn tới suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. 

Suy gan

Hiện tượng xơ gan làm xuất hiện những mô sẹo, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan. Lâu ngày khiến gan không thể thực hiện vai trò thải độc tố ra ngoài cơ thể. 

Ung thư gan

Những bệnh nhân mắc viêm gan C có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khỏe mạnh. Đây là một bệnh đặc biệt nguy hiểm, điều trị vô cùng khó khăn và có tỉ lệ tử vong cao. 

Một số biến chứng khác: Ngoài những biến chứng nguy hiểm đã nhắc đến phía trên, virus viêm gan C còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể khi chức năng gan đã suy giảm nghiêm trọng như tê ngứa, đái tháo đường, đau khớp hay tổn thương dây thần kinh,…

3. Cơ chế lây lan của bệnh viêm gan C thế nào?

Viêm gan C là bệnh có khả năng lây truyền. Những con đường lây truyền của bệnh bao gồm đường máu, đường quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Cụ thể như sau: 

Viêm gan C lây qua đường máu

Đây là con đường lây phổ biến nhất và dễ dàng nhất của bệnh. Những trường hợp nhận máu từ người nhiễm virus này đều có thể bị lây bệnh. Bên cạnh đó, nếu dùng chung kim tiêm, dùng chung một số đồ dùng cá nhân dễ gây xước, chảy máu như dao cạo râu, đồ cắt móng tay, bàn chải, xăm hình, bấm lỗ tai,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. 

Đặc biệt, những trường hợp bệnh nhân châm cứu hoặc chạy thận mà các vật dụng y tế không được đảm bảo làm sạch, xử lý vô khuẩn cũng rất có thể là những công cụ gây lây truyền bệnh. 

Viêm gan C có thể lây qua đường sinh hoạt tình dục

Viêm gan C có thể lây qua đường sinh hoạt tình dục

Viêm gan C lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không lành mạnh với người bị viêm gan C cũng là một con đường dẫn tới nguy cơ bị bệnh. Không chỉ tồn tại trong máu mà loại virus này còn có thể sống trong dịch tiết âm đạo và tinh dịch của bệnh nhân. Trong trường hợp quan hệ không an toàn và người bệnh có vết trầy xước ở vùng kín hoặc quan hệ bằng miệng với người bệnh, thì nguy cơ truyền nhiễm là rất cao.

Viêm gan C lây từ mẹ sang con 

Nếu người mẹ mắc viêm gan C thì họ có thể truyền bệnh cho con mình dù sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên tỉ lệ lây nhiễm không cao. Cụ thể là, virus viêm gan C trong máu của mẹ có khả năng tấn công vào màng nhau thai trong quá trình sinh nở. Khi màng nhau thai bong tróc thì virus sẽ tấn công trẻ và gây bệnh.

Viêm gan C là một trong những căn bệnh có thể lây từ mẹ sang con

Viêm gan C là một trong những căn bệnh có thể lây từ mẹ sang con

Bên cạnh đó, chuyên gia khuyến cáo, nếu mẹ bị viêm gan C thì phải lưu ý khi cho con bú. Không nên cho con bú trực tiếp mà các mẹ hãy vắt sữa ra bình và bảo quản tiệt trùng rồi mới cho bé bú. Cách làm này sẽ hạn chế trường hợp đầu vú bị trầy xước và lây truyền bệnh sang bé. 

4. Phải làm sao khi mắc viêm gan C?

Để điều trị bệnh viêm gan C, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Đối với viêm gan C cấp tính: Cần điều trị kịp thời để tránh nguy cơ bệnh tiến triển thành mạn tính. Người bệnh cũng cần tăng cường miễn dịch để đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả nhất. 

Khám và điều trị sớm để tăng hiệu quả điều trị bệnh

Khám và điều trị sớm để tăng hiệu quả điều trị bệnh

Viêm gan C mạn tính: Các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị đặc hiệu và nếu can thiệp trước khi có biến chứng thì hiệu quả điều trị vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thực hiện lối sống khoa học như sau:  

  • Ăn uống đủ chất giúp cơ thể dồi dào sức khỏe và chống lại bệnh tật tốt hơn. Không nên kiêng quá mức, các thực phẩm tiêu thụ phải cân bằng dưỡng chất. Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là nội tạng động vật,…

  • Loại bỏ những thói quen có hại cho gan như uống rượu bia, thức quá khuya, nhịn tiểu,…vì những thói quen này sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh, cần phải chú ý những điều sau: 

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, kìm bấm móng chân móng tay,... 

  • Không dùng chung kim tiêm.

  • Các cặp đôi cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn để tránh lây bệnh.

  • Trước khi có ý định mang thai, cả vợ và chồng cần đi khám sức khỏe để rõ nhất về tình trạng sức khỏe hiện tại, để xác định một trong hai người có nhiễm bệnh hay không. Trong thai kỳ, người mẹ cũng nên thường xuyên thăm khám để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con. 

Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám sớm cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ