Tin tức
Điều trị viêm gan B mạn tính cần lưu ý những gì?
- 31/10/2023 | Góc hỏi đáp: Viêm gan B có chữa khỏi không?
- 31/08/2023 | MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm viêm gan B Bà Rịa - Vũng Tàu chất lượng
- 30/06/2023 | MEDLATEC, điểm đến tin cậy để xét nghiệm viêm gan B Thái Bình
- 31/08/2023 | Yên tâm làm xét nghiệm viêm gan b Lạng Sơn với MEDLATEC
1. Dấu hiệu viêm gan B mạn tính
Người bệnh nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng được gọi là tình trạng mạn tính. Bệnh thường diễn biến âm thầm và có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan mạn tính có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư gan
Bệnh nhân thường có rất ít triệu chứng. Nếu có triệu chứng thì rất mơ hồ chẳng hạn như cảm giác mệt mỏi, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý thông thường khác.
Khi bệnh diễn biến nặng hơn, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, chán ăn, khó chịu vùng bụng trên, cơ thể đau nhức. Khi bệnh tiến triển thành xơ gan, biểu hiện bệnh sẽ rõ ràng hơn, như sưng lá lách, xuất hiện những mạch máu hình mạng nhện nhỏ, đỏ lòng bàn tay, cổ trướng, hay chảy máu, vàng da, ngứa da,... Khi gan tổn thương quá nghiêm trọng, chất độc trong máu không được loại bỏ sẽ bị tích tụ trong máu và não được gọi là bệnh não gan.
2. Điều trị viêm gan B mạn tính
Như đã nêu trên, bệnh viêm gan B mạn tính thường phát triển âm thầm và dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe. Một số xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán bệnh như sau:
Xét nghiệm máu để tìm kiếm virus HBV
- Xét nghiệm máu.
- Siêu âm bụng.
- Đo độ đàn hồi của gan để kiểm tra gan có bị xơ hóa hoặc gặp phải tình trạng xơ gan hay chưa.
- Sinh thiết gan: Được áp dụng trong một số trường hợp xơ gan chưa rõ nguyên nhân hoặc những khối u không điển hình trong gan.
2.1. Những người cần và chưa cần dùng thuốc
Thuốc kháng viêm gan virus B được bác sĩ chỉ định với những trường hợp cần thiết.
Bệnh nhân cần uống đúng liều lượng thuốc
- Những người cần dùng thuốc:
+ Người có triệu chứng vàng da, vàng mắt, chán ăn và cơ thể luôn cảm thấy mỏi mệt.
+ Kết quả xét nghiệm HBsAg là (+).
+ Kết quả HBeAg dương tính: Thể hiện virus đang sinh sôi, phát triển.
+ Chỉ số ALT tăng cao.
+ Định lượng virus viêm gan B lớn hơn 2x10^3 IU/ml.
- Những người chưa và không cần dùng thuốc: Người khỏe mạnh mang mầm bệnh thì không cần dùng thuốc. Bên cạnh đó, những bệnh nhân sau cũng có thể chưa cần dùng thuốc:
+ Trường hợp “dung nạp được miễn dịch”.
+ Người mắc viêm gan B không hoạt động.
2.2. Phác đồ điều trị
Mục đích điều trị viêm gan B là ngăn chặn sự phát triển của virus, giảm số lượng virus trong máu, giúp hạ men gan, giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng bệnh, phòng tránh nguy cơ biến chứng xơ gan và ung thư gan.
- Với những trường hợp mới được phát hiện bệnh và trước đó chưa từng dùng thuốc kháng virus HBV thì nên lựa chọn một trong các nhóm thuốc sau:
+Thuốc uống: Có 2 loại thuốc uống thường được ưu tiên là Entecavir với liều 5mg mỗi ngày và Tenofovir với liều 300mg trong một ngày.
- Thời gian điều trị: Không giống nhau giữa các cá thể bệnh nhân, phần lớn cần duy trì thuốc cả đời nếu không có các yếu tố khác cản trở việc dùng thuốc. Người bệnh thường cần dùng thuốc cho đến khi cơ thể “sạch” HBsAg.
2.3. Lưu ý cho từng trường hợp bệnh
- Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng virus: Có thể được điều trị bằng thuốc Lamivudine kết hợp Tenofovir nếu:
+ Bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc Lamivudin với liều lượng 100mg/ngày, nhưng nồng độ virus trong máu vẫn cao trên 1000 bản sao/ml;
+ Bệnh nhân đã điều trị Adefovir 10mg/ngày với thời gian điều trị khoảng 1 năm. Tuy nhiên, nồng độ virus trong máu vẫn cao hơn 100.000 bản sao/ml hoặc không giảm, thậm chí nồng độ virus còn tăng trên 10 lần so với thời điểm chưa dùng thuốc.
- Đối với trẻ em > 12 tuổi, cần lưu ý:
+ Thuốc Lamivudine: Dùng 3mg/ngày và không quá 100mg mỗi ngày.
- Nếu bệnh nhân là phụ nữ đang uống thuốc và có thai: Chống chỉ định với thuốc đường tiêm. Tiếp tục dùng Tenofovir, Lamivudine,... Không khuyến cáo dùng Adefovir và Entecavir;
Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn
Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn cũng rất quan trọng đối với người bệnh. Người bệnh nên ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây, chẳng hạn như cà rốt, các loại rau xanh đậm cải bắp, củ dền, các loại đậu,... Đồng thời tránh xa những loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và đặc biệt không nên uống bia rượu hay ăn nội tạng động vật,...
Một lưu ý vô cùng quan trọng là bệnh nhân nên uống đủ nước mỗi ngày. Người bệnh nên ăn những đồ đã được nấu chín, tránh ăn đồ tái sống và nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Bên cạnh đó, hãy thay đổi cách chế biến, ưu tiên đồ luộc, hấp và dùng ít gia vị khi chế biến.
Người viêm gan B cũng không nên quá hà khắc trong chế độ ăn quá mức. Bạn hãy cố gắng thay đổi từng chút một để quen với chế độ ăn khoa học và kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Nên thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh, chẳng hạn như thường xuyên luyện tập thể thao. Hãy lựa chọn bộ môn thể thao mà bạn yêu thích và tập luyện đều đặn, lưu ý không nên tập với cường độ cao. Kiểm soát căng thẳng hiệu quả, cân bằng chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, suy nghĩ tích cực, lạc quan.
Đặc biệt, bệnh nhân cần chú trọng đến vấn đề thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh, điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết để đảm bảo hiệu quả, an toàn và phòng tránh biến chứng xơ gan và ung thư gan.
Trên đây là những thông tin về cách điều trị viêm gan B mạn tính. Quý khách hàng có những biểu hiện bất thường và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, hãy liên hệ đến Hệ thống y tế MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56, các tổng đài viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!