Tin tức

Bác sĩ giải thích: Hội chứng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm như thế nào?

Ngày 02/03/2022
Rất nhiều người mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không thể tự nhận biết dấu hiệu của bệnh. Đây là bệnh nguy hiểm với triệu chứng điển hình là tình trạng ngưng thở từ 5 đến 10 giây khi đang ngủ. Nếu không được điều trị, bệnh gây giảm nồng độ oxy trong máu, thậm chí có thể gây đột quỵ. 

1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tình trạng ngừng hô hấp khoảng 5 đến 10 giây trong lúc đang ngủ được gọi là hội chứng ngưng thở khi ngủ. Khi mắc hội chứng này, bệnh nhân sẽ khó có một giấc ngủ chất lượng. Tình trạng ngưng thở khi đang ngủ có thể xảy ra khoảng vài chục đến vài trăm lần trong một đêm. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra

Hội chứng ngưng thở khi ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra

Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến là: 

- Do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn, có thể tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn trong khi ngủ. 

- Do một số trường hợp bị tổn thương não khiến não không gửi được tín hiệu thích hợp để điều khiển cơ hô hấp.

Đây là hội chứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng những trường hợp dưới đây được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: 

- Những người ở độ tuổi trên 40 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người trẻ tuổi

- Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. 

- Người thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh hơn so với những người có trọng lượng vừa phải. 

- Những người hút thuốc lá, nghiện bia rượu, người có những thói quen sống không lành mạnh. 

- Những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh xoang hoặc bị dị ứng gây khó thở. 

- Các trường hợp gặp phải một số vấn đề về cấu trúc đường hô hấp như: bị lệch vách ngăn mũi bẩm sinh, lưỡi lớn, vòm họng nhỏ, hàm nhỏ, amidan sưng đại, kích thước cổ lớn,…

- Bên cạnh đó, một số trường hợp mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ là do di truyền từ những người thân trong gia đình. 

2. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những triệu chứng như thế nào?

Thông thường, bệnh nhân sẽ không tự nhận biết được các dấu hiệu bệnh mà thường là do người thân phát hiện. Cụ thể, bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có thể gặp phải những triệu chứng sau:  

- Bênh nhân ngáy ngủ, có thể kèm theo tình trạng khịt mũi, khó thở,… Bệnh nhân thường xuyên bị thức giấc trong đêm với trạng thái mệt mỏi, thở gấp hoặc thở hổn hển. 

Bệnh nhân sẽ không tự nhận biết được các dấu hiệu bệnh mà thường là do người thân phát hiện

Bệnh nhân sẽ không tự nhận biết được các dấu hiệu bệnh mà thường là do người thân phát hiện

- Mỗi lần ngưng thở kéo dài khoảng 5 đến 10 giây và tình trạng ngưng thở sẽ xảy ra nhiều lần khi bệnh nhân ngủ.

- Mỗi sáng thức dậy, bệnh nhân thường bị đau rát cổ họng, khô họng, rất khó chịu. 

- Do chất lượng giấc ngủ kém, bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, rất khó để tập trung làm việc,…

- Tâm lý bệnh nhân thay đổi thất thường, rất dễ cáu gắt vô cớ. 

- Suy giảm trí nhớ, hay quên. 

- Đối với những trường hợp trẻ bị ngưng thở khi ngủ, trẻ có thể gặp phải những dấu hiệu như quá hiếu động, thường xuyên gây gổ với bạn bè, thành tích học tập suy giảm, hay tiểu dầm. 

Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh nhân không nên chủ quan mà hay đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, từ đó có thể hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng.

3. Hội chứng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng ngưng thở khi ngủ kéo dài có thể khiến cho sức khỏe của người bệnh bị suy giảm nhanh chóng. Những người mắc bệnh thường bị giảm năng suất lao động, khả năng học tập. Thậm chí một số trường hợp mắc hội chứng này còn có thể gây ảnh hưởng đến người khác khi tham gia giao thông. 

Nếu không khắc phục bệnh sớm có thể gây <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/dot-quy-la-gi-nguyen-nhan-va-dau-hieu-cua-benh-nhu-the-nao-s195-n18170'  title ='đột quỵ'>đột quỵ</a> khi ngủ

Nếu không khắc phục bệnh sớm có thể gây đột quỵ khi ngủ

Đáng lo ngại hơn khi hội chứng ngưng thở khi ngủ còn dẫn tới một số tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe như sau: 

  • Làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về tim mạch

Ngưng thở khi ngủ sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lượng oxy cần thiết trong máu và từ đó làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về tim mạch, chẳng hạn như bệnh suy tim, tim đập không đều, tăng huyết áp. 

  • Đột quỵ

Hội chứng này cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đột quỵ khi ngủ. Nếu không được xử lý kịp thời, đột quỵ sẽ gây ra những di chứng vô cùng nghiệm trọng và thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. 

Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường và chứng ngưng thở khi ngủ có sự liên quan với nhau. Cụ thể là những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 cho biết họ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, trong đó bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ. 

  • Tăng nguy cơ rối loạn tình dục

Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ có một giấc ngủ không chất lượng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tinh thần, cảm xúc, sức khỏe thể chất của người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. 

  • Một số vấn đề khác về sức khỏe

Bên cạnh những yếu tố kể trên, chứng ngưng thở khi ngủ còn có thể làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh lý khác như viêm họng, trào ngược dạ dày, tăng áp phổi,…

Một số lưu ý về phương pháp điều trị: Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp: 

Ngủ nghiêng là một trong những cách khắc phục bệnh hiệu quả

Ngủ nghiêng là một trong những cách khắc phục bệnh hiệu quả

Đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ và bệnh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bệnh nhân nên thực hiện giảm cân (nếu đang ở tình trạng thừa cân, béo phì), không dùng các chất kích thích, nên nằm nghiêng khi ngủ, có thể sử dụng gối chuyên dụng hoặc dụng cụ nâng hàm để cải thiện khả năng hô hấp khi ngủ,...

Đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ trung bình: Bệnh nhân có thể được chỉ định tiểu phẫu nếu bệnh do một số nguyên nhân như lệch vách ngăn mũi, bị sưng amidan,…

Đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể được áp dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị và có thể dùng thêm máy thở để duy trì lượng khí vào đường hô hấp.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn thấy rõ được mức độ nguy hiểm của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ