Tin tức

Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị lao phổi tại nhà theo chuẩn y khoa

Ngày 26/10/2022
Điều trị lao phổi là một quá trình không mấy dễ dàng, đòi hỏi bệnh nhân cần phải có sự kiên trì nhất định. Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị tại viện, nhiều trường hợp bị nhẹ cũng có thể điều trị lao phổi tại nhà. Bài viết hôm nay sẽ giúp đưa ra một số lưu ý cần thiết áp dụng cho những bệnh nhân điều trị lao phổi tại nhà.

1. Đại cương về bệnh lao 

Lao là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis). Cơ quan nào của cơ thể cũng có thể bị vi khuẩn lao tấn công và gây bệnh tại đó, ví dụ như lao phổi, lao màng não, lao hạch bạch huyết, lao ruột, lao màng bụng, lao xương khớp, lao hệ sinh dục - tiết niệu, trong đó bệnh lao phổi chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Con đường lây truyền của lao phổi là thông qua đường hô hấp mà không qua bất kỳ một vật trung gian truyền bệnh nào. Nguồn lây bệnh thường là những người bị lao thanh quản, lao phổi, lao phế quản ho và khạc ra dịch tiết chứa vi khuẩn lao. Mầm bệnh tồn tại trong các hạt bụi nhỏ, hạt nước bọt li ti đường kính từ 1 - 5mm nên khiến chúng ta dễ dàng hít phải và mắc bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị lao nếu ăn thực phẩm hay thịt động vật chứa vi khuẩn lao.

Lao phổi là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Lao phổi là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Theo tính toán trung bình cứ 1 bệnh nhân bị lao phổi tiến triển thì có thể lây bệnh cho khoảng từ 10 - 15 người khi thực hiện hành vi ho khạc, dễ lây nhất là trong phạm vi dân cư nhỏ như lớp học, gia đình, công sở,... Môi trường ô nhiễm, ẩm ướt nhiều khói bụi chính là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn lao sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.

Lưu ý:

  • Nếu bệnh lao chưa được điều trị thì nguy cơ lây nhiễm là rất lớn. Bệnh nhân có thể không biết mình bị lao và liên tục phát tán vi khuẩn ra ngoài trong suốt thời gian này;

  • Nếu đã được điều trị bằng thuốc chống lại vi khuẩn lao thì khả năng lây bệnh là rất thấp;

  • Bênh lao ngoài phổi gần như không có nguy cơ truyền nhiễm cho người khác.

2. Bệnh nhân có nên thực hiện điều trị lao phổi tại nhà? 

Lao phổi nằm trong số những bệnh có tốc độ lây truyền cao và việc điều trị cần tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với những bệnh nhân mắc lao phổi nhưng không hoạt động (bị nhiễm lao nhưng vi khuẩn không gây triệu chứng, trong trạng thái ngủ) hay còn gọi là lao tiềm ẩn thì có thể được chỉ định dùng isoniazid từ 6 - 9 tháng.

Đối với các trường hợp lao thực tổn, tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và nguy cơ lây nhiễm cộng đồng mà bác sĩ sẽ quyết định việc điều trị tại viện hay tại nhà cho bệnh nhân.

3. Khi điều trị lao phổi tại nhà người bệnh cần lưu ý những gì?

3.1. Vấn đề vệ sinh và nghỉ ngơi

Do đây là một căn bệnh rất dễ lây truyền nên cả bệnh nhân và người nhà cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Người bệnh cần nghỉ học, nghỉ làm để cách ly bản thân với cộng đồng, không tiếp xúc với người khác;

  • Trong quá trình giao tiếp cần đeo khẩu trang, đặc biệt nếu ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng bằng khăn giấy rồi vứt vào túi và buộc kín để bỏ đi;

  • Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên bằng xà phòng;

  • Bảo đảm chỗ ở cần được dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng và có cửa sổ đón ánh nắng mặt trời;

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, mỗi ngày nên ngủ từ 7 - 8 tiếng;

  • Người bệnh cần được tái khám định kỳ theo lịch hẹn để kiểm tra tiến triển của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc điều trị;

  • Bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động ngoài trời khi bệnh đã được điều trị ổn định nhưng cần tránh những nơi tập trung đông người.

Người bệnh cần đeo khẩu trang mỗi khi giao tiếp để tránh trường hợp vi khuẩn lao lây lan cho người xung quanh

Người bệnh cần đeo khẩu trang mỗi khi giao tiếp để tránh trường hợp vi khuẩn lao lây lan cho người xung quanh

3.2. Vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh 

Nếu cơ thể bệnh nhân bị thiếu hụt dinh dưỡng thì sẽ là cơ hội để nhiễm trùng tấn công và làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Do đó, người nhà và bệnh nhân cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi điều trị lao phổi tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Năng lượng: tỷ lệ hoàn hảo thường là 45% - 65% là bột đường, 15% - 30% từ chất đạm, 25% - 35% là chất béo có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,...;

  • Vitamin A, C, E: được tìm thấy nhiều trong thịt, gan, cá biển, rau củ, hoa quả tươi;

  • Vitamin B6, K: chứa trong gan, thịt lợn, rau xanh, đỗ, đậu, chuối, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ,...;

  • Kẽm: có trong gan, thịt bò, ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt hướng dương,...;

  • Sắt: người bệnh nên ăn nhiều nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, đậu nành,...

Do bệnh nhân lao phổi thường có biểu hiện chán ăn, thể trạng giảm sút vì đây là tác dụng khi điều trị bằng thuốc lao phổi. Vì vậy cần chế biến đa dạng các nhóm thức ăn, nên chia thành các bữa nhỏ hàng ngày với thực đơn theo sở thích của người bệnh.

3.3. Lưu ý về thuốc của bệnh nhân

Thuốc điều trị cũng là một vấn đề cần được lưu tâm vì đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh lao. Nếu người bệnh dùng thuốc sai cách có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí còn xảy ra tình trạng  kháng thuốc kháng lao vô cùng nguy hiểm. Hãy tuân thủ các lưu  ý sau:

  • Dùng đúng cách: thuốc chữa lao phải được uống và tiêm cùng thời điểm để đảm bảo hiệu quả cao nhất;

  • Đúng liều lượng: dựa theo cân nặng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn liều dùng phù hợp. Do đó bệnh nhân phải dùng theo liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định bởi nếu cao quá thì dẫn đến tai biến, thấp quá thì hiệu quả không cao;

  • Điều trị đều: bệnh nhân cần tuân thủ liệu trình đều đặn, không được tự ý bỏ ngang hay quên dùng thuốc;

  • Điều trị đủ: thường phải mất từ 6 - 8 tháng để điều trị dứt điểm bệnh lao. Đây là một khoảng thời  gian khá dài nên người bệnh cần chuẩn bị tâm lý sống chung và chiến đấu với nó.

Bệnh nhân điều trị lao phổi tại nhà cần tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân điều trị lao phổi tại nhà cần tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

3.4. Lưu ý dành cho người chăm sóc bệnh nhân 

Bên cạnh việc chăm sóc cho người bệnh thì cũng cần chú ý đến người chăm sóc bệnh nhân khi điều trị lao phổi tại nhà:

  • Người chăm sóc sau khi tiếp xúc với người bệnh cần thay đồ thường xuyên, tắm giặt sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo;

  • Có thể làm thay bệnh nhân những việc mà họ tạm thời không thể làm được nhưng người chăm sóc cần đeo khẩu trang liên tục;

  • Người chăm sóc cũng cần đi xét nghiệm lao định kỳ để có thể phát hiện và điều trị lao ngay từ sớm nếu không may mắc phải.

Hy vọng với những thông tin nêu trên, bạn đã hiểu về bệnh lao và một số lưu ý quan trọng khi điều trị lao phổi tại nhà. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn thêm về căn bệnh này hoặc có nhu cầu thăm khám các vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ đặt lịch ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC  qua Tổng đài 1900 56 56 56. 

Từ khoá: vi khuẩn khẩu trang

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ