Tin tức
Bác sĩ tư vấn: Bệnh gai cột sống có chữa được không?
- 24/11/2020 | Gai cột sống không nên ăn gì và những thực phẩm được khuyến cáo
- 09/12/2020 | Bệnh gai cột sống cần kiêng gì - lời khuyên của chuyên gia
- 23/11/2020 | Người bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?
1. Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là tình trạng cột sống có xuất hiện các phần xương mọc ra phía hai bên hoặc phía bên ngoài dọc theo cột sống, các phần xương nhô ra một cách bất thường đó được gọi là gai xương. Gai cột sống thuộc một dạng của bệnh thoái hóa cột sống, loại bệnh lý này có thể xuất phát từ hiện tượng hình thành gai xương trên các đốt cột sống, đĩa đệm hay các chấn thương, viêm nhiễm ở dây chằng, gân vùng đốt sống.
Bệnh gai cột sống thông thường biểu hiện nhiều nhất ở những vùng cột sống hoạt động có biên độ và hay bị tác động nhất như vùng cột sống cổ hay thắt lưng. Tuy nhiên, ở những người tuổi đã cao, sức bền xương khớp đã yếu dần hay những đối tượng đã hoặc đang gặp các vấn đề bệnh lý về xương khớp thì nguy cơ cao mọi vị trí cột sống đều có thể bị gai.
Căn bệnh này được xem là một trong những bệnh lý của tuổi già, thế nhưng với sức ép của xã hội hiện nay thì có không ít người tuổi đời còn rất trẻ đã bị thoái hóa xương khớp, cụ thể là bị gai cột sống. Vậy thì bệnh gai cột sống có chữa được không? Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị?
Bệnh gai cột sống xuất hiện nhiều ở người cao tuổi
2. Nguyên nhân bị gai cột sống? Triệu chứng bệnh?
Việc hình thành bệnh gai cột sống chủ yếu nằm ở hai nguyên nhân chính đó là: Do sự thoái hóa của xương khớp hoặc do việc thích nghi với các bệnh lý về xương khớp.
Khi hệ xương khớp đã có dấu hiệu bị suy yếu, thoái hóa thì các hoạt động như phát triển xương có thể sẽ không thể kiểm soát cho phù hợp với cơ thể nữa, các gai xương sẽ vô tình được mọc lên.
Ngoài ra, những nhóm đối tượng sau đây những được xem là có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống cao hơn bình thường:
-
Những người đã cao tuổi thì hệ xương khớp đã dần suy yếu dẫn đến thoái hóa xương khớp.
-
Những người đã từng bị chấn thương về xương khớp, có thể là do hoạt động thể thao mạnh, tai nạn,...
-
Yếu tố công việc: Những công việc đòi hỏi thể lực cao, thường xuyên mang vác vật quá nặng sẽ có nguy cơ bị gai cột sống cao hơn bình thường.
-
Thói quen sinh hoạt như tư thế nằm, ngồi hay đi đứng không đúng cách và kéo dài trong một khoảng thời gian rất dễ khiến cột sống bị tổn thương.
-
Những người bị mắc các chứng bệnh viêm nhiễm xương khớp, đặc biệt là trường hợp bệnh đã tiến triển thành mãn tính sẽ có nguy cơ cao bị gai cột sống.
-
Những người béo phì, lười vận động hay sử dụng các chất kích thích cũng sẽ có nguy cơ bị gai cột sống.
Những người bị béo phì có nguy cơ bị bệnh gai cột sống cao hơn bình thường
Dựa trên những nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống được kể trên thì ta có thể thấy rằng khả năng bị mắc bệnh sẽ rất cao. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là “bệnh gai cột sống có chữa được không?” và “chữa bằng cách nào?”
Bệnh gai cột sống thông thường rất khó có thể được phát hiện từ sớm bởi các triệu chứng bệnh không rõ ràng, chỉ khi bệnh chuyển biến khá nặng hoặc vô tình các bác sĩ chữa bệnh xương khớp cho bạn phát hiện ra các nốt gai xương. Một số dấu hiệu có thể là do bệnh gai cột sống như:
-
Thường xuyên bị đau vùng cổ hay thắt lưng mà không rõ nguyên nhân. Các cơn đau có thể xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh đứng lên hoặc hoạt động mạnh.
-
Các ngón tay, ngón chân thường xuyên có cảm giác tê bì mất cảm giác.
-
Khi bệnh trở nặng thì người bệnh không chỉ bị đau vùng thắt lưng và eo mà thậm chí các cơn đau có thể sẽ lan rộng sang vùng vai, cánh tay, chân,...
-
Trường hợp bị nặng hơn, đường ống dẫn tủy có thể bị chèn ép, thu hẹp gây ra hiện tượng rối loạn đại tiện và tiểu tiện.
3. Bệnh gai cột sống có chữa được không? Phương pháp chữa trị?
Mặc dù bệnh gai cột sống không thực sự gây nguy hại đến tính mạng con người thế nhưng nó lại gây ra những tổn thương nặng đến chất lượng cuộc sống. Khi bệnh tình trở nặng nhưng vẫn không có biện pháp chữa trị thì người bệnh sẽ phải chịu đựng: Các cơn đau nhức khó chịu xuất hiện liên tục, vận động khó khăn, mất ngủ, giảm cân nhanh, ảnh hưởng đến các vùng cơ quan khác hay thậm chí việc đứng lên ngồi xuống cũng không thể làm được.
Mặc dù việc chữa khỏi hoàn toàn các bệnh lý về xương khớp là điều không thể, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tình trạng thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị để làm giảm các cơn đau nhức khó chịu mà bệnh tình gây ra, hạn chế tối đa những di chứng từ bệnh, giúp việc sinh hoạt của bệnh nhân dễ dàng hơn,...
Gai cột sống có thể được chữa trị bằng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh và tình trạng bệnh tình tiến triển đến giai đoạn nào. Sử dụng thuốc nam, các bài thuốc dân gian hay thuốc tây đều đã được rất nhiều người tin dùng và mang lại nhiều hiệu quả tốt.
Trong trường hợp dùng thuốc tây, các bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể bởi các bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, loại thuốc phù hợp với cơ trạng từng người để tránh các trường hợp xấu do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Các loại thuốc giúp giảm đau giảm viêm, hỗ trợ xương khớp như: Paracetamol, nhóm Corticoid, Diclofenac, Ibuprofen và nhóm các Vitamin B (B1, B2, B6,...)
Ngoài ra, việc thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt cho cột sống và chế độ nghỉ ngơi phù hợp cũng cần được người bệnh chú ý để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.
Người bệnh gai cột sống nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn
Quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ nhiều thông tin hơn về loại bệnh tình này. Tổng đài của viện là 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!