Tin tức

Gai cột sống không nên ăn gì và những thực phẩm được khuyến cáo

Ngày 24/11/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Để sớm khắc phục tình trạng gai cột sống, bên cạnh liệu trình và phương pháp điều trị, mỗi bệnh nhân cần chú ý thiết lập thói quen sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc gai cột sống không nên ăn gì và nên ăn gì mới tốt.

1. Bệnh gai cột sống không nên ăn gì

gai cột sống nên kiêng ăn gì

Với mong muốn đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, nhiều bệnh nhân thắc mắc gai cột sống không nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện tình trạng. Dưới đây là nhóm những thực phẩm người bệnh nên tránh xa:

Chất kích thích

Chất kích thích không chỉ có hại cho sức khỏe cơ thể nói chung mà còn gây nhiều hậu quả nguy hiểm đến hệ xương khớp. Những thức uống chứa cồn (bia, rượu,...), gas (nước ngọt,...), Cafein (cà phê,...) sẽ đẩy nhanh quá trình viêm nhiễm, suy yếu hệ xương khớp. Bên cạnh đó, chúng còn gây thiếu hụt Canxi, giảm thiểu vấn đề hấp thu dinh dưỡng, mật độ xương,...

Thuốc lá thường được bác sĩ khuyến cáo trong vấn đề gai cột sống nên kiêng gì

Thuốc lá thường được bác sĩ khuyến cáo trong vấn đề gai cột sống nên kiêng gì

Chất béo

Bổ sung một lượng chất béo phù hợp sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân gai cột sống, hàm lượng chất béo nên được sử dụng vừa phải, có kiểm soát, đặc biệt là nhóm chất béo có hại.

Nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân gây áp lực lớn lên cột sống. Nếu không sớm có biện pháp kiểm soát, điều chỉnh cân nặng, hệ thống xương khớp sẽ sớm tổn thương, lão hóa, hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, thức ăn chứa chất béo chính là một trong những thực phẩm mà người bệnh nên chú ý trong vấn đề gai cột sống không nên ăn gì.

Thực phẩm chế biến sẵn

Thức ăn chế biến sẵn thường được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng khi bệnh nhân thắc mắc “gai cột sống không nên ăn gì”. Bởi chúng sẽ làm cho tình trạng gai xương tiến triển nhanh chóng do cung cấp hàm lượng lớn Calo dẫn đến béo phì, không đủ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương.

Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ

Hàm lượng Cholesterol có trong thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ thường rất cao. Sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp, đặc biệt là thúc đẩy hình thành nhanh chóng quá trình hình thành gai xương.

Thịt đỏ

Mặc dù thành phần chứa nhiều Canxi nhưng thịt đỏ là nhóm thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân gai cột sống. Hàm lượng Protein có trong các loại thịt đỏ rất cao, vượt mức cho phép đối với bệnh nhân gai cột sống. Ngoài ra, chất béo bão hòa và Acid Uric có trong thịt đỏ nếu nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ thúc đẩy gai xương phát triển, khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

Bệnh nhân gai cột sống nên cắt giảm khẩu phần ăn có chứa thịt đỏ

Bệnh nhân gai cột sống nên cắt giảm khẩu phần ăn có chứa thịt đỏ

Thực phẩm chứa Axit Oxalic

Mận, việt quất, củ cải đường, khoai tây,... là nhóm thực phẩm chứa nhiều Axit Oxalic. Bệnh nhân gai cột sống nếu sử dụng những thực phẩm này thường xuyên sẽ hình thành nên những cơn đau nhức dữ dội, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

2. Bị gai cột sống nên ăn gì tốt cho sức khỏe

Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho xương khớp như:

Thực phẩm chứa Canxi

Canxi được xem là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với cấu tạo hệ xương khớp. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân mắc gai cột sống lo lắng việc bổ sung thực phẩm chứa Canxi sẽ làm thúc đẩy quá trình phát triển của gai xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung một lượng Canxi phù hợp sẽ giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương xương khớp, đồng thời kìm hãm sự phát triển của gai xương.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều Canxi giúp xương khỏe mạnh hơn như: các loại hạt, đậu, cá hồi, phô mai,...

Bệnh nhân gai cột sống nên bổ sung lượng Canxi phù hợp thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày

Bệnh nhân gai cột sống nên bổ sung lượng Canxi phù hợp thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày

Thực phẩm chứa Vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất có lợi cho xương khớp, chúng giúp cơ thể hấp thụ Canxi hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, Vitamin D còn có một số vai trò sau:

  • Thúc đẩy xương khớp phát triển.

  • Kiểm soát quá trình tăng trưởng của các tế bào có trong xương.

  • Hạn chế sự viêm nhiễm do gai xương gây ra tại vùng cột sống.

  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Vitamin D đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân xương khớp, tuy nhiên nên lưu ý bổ sung với số lượng phù hợp. Lạm dụng hàm lượng lớn Vitamin D có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, sỏi thận, ngộ độc,...

Bên cạnh cung cấp Vitamin D bằng chế độ ăn uống, có thể bổ sung thông qua việc phơi nắng mỗi ngày trong khung giờ phù hợp.

Thực phẩm chứa Vitamin K

Vitamin K có chức năng hỗ trợ hiệu quả trong vấn đề tăng mật độ xương và ngăn ngừa các yếu tố gây loãng xương. Do đó, bệnh nhân gai cột sống nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng với hàm lượng Vitamin K phù hợp.

Nhóm những thực phẩm giàu Vitamin K có lợi cho quá trình điều trị gai cột sống như: phô mai, rau xanh,...

Thực phẩm chứa Vitamin C

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Vitamin C giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và làm lành các mô tổn thương. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là dưỡng chất kích thích quá trình sản sinh Collagen - thành phần hình thành sụn khớp.

Theo ý kiến của các chuyên gia, lượng Vitamin C phù hợp với cơ thể là 60mg/ ngày, có thể bổ sung thông qua các thực phẩm như bưởi, chanh, dâu tây, cà chua,...

Rau xanh

Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Trong rau xanh có chứa Vitamin, chất xơ giúp chống lại sự viêm nhiễm hình thành do gai xương. Ngoài ra, nguồn Canxi, dưỡng chất dào dồi có trong rau xanh giúp bệnh nhân gai cột sống phục hồi nhanh chóng, tăng sức khỏe và tính ổn định cho hệ thống xương khớp.

Bổ sung nhiều rau xanh giúp mỗi cá nhân nâng cao và bảo vệ sức khỏe

Bổ sung nhiều rau xanh giúp mỗi cá nhân nâng cao và bảo vệ sức khỏe

Lưu ý trong vấn đề lựa chọn thực phẩm

Bên cạnh việc kiêng cữ gai cột sống nên và không nên ăn gì, người bệnh cần lưu ý:

  • Lựa chọn thực phẩm tươi mới, không có dấu hiệu hư hỏng.

  • Chế biến thức ăn bảo đảm vệ sinh, hạn chế các món chiên rán.

  • Ăn uống điều độ, hạn chế ăn quá no.

  • Khi cơ thể gặp bất kỳ bất thường nào, nên sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được lo lắng về chế độ dinh dưỡng cũng như vấn đề gai cột sống không nên ăn gì. Để được tư vấn cụ thể hơn theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, vui lòng liên hệ với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số Hotline 1900 565656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ