Tin tức
Bạch cầu trong nước tiểu nhiều hơn mức cho phép cảnh báo điều gì?
- 26/08/2022 | Nước tiểu có mùi hôi - những thông tin nên biết
- 25/08/2022 | Nước tiểu màu vàng tươi - nguyên nhân do đâu, có đáng lo ngại không?
- 12/08/2022 | Tinh thể trong nước tiểu là gì? Có những loại nào?
1. Tổng quan về xét nghiệm bạch cầu trong nước tiểu
Bạch cầu là tế bào máu trắng, thuộc hệ miễn dịch trong cơ thể của con người. Nhiệm vụ chính của bạch cầu là chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài, phòng trừ các bệnh truyền nhiễm.
Tế bào bạch cầu được sản sinh ở nhiều nơi bên trong cơ thể như lá lách, tuyến ức, xương tủy
Nếu xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu ở một giới hạn cho phép khoảng 10 - 25 LEU/UL được coi là bình thường. Tuy nhiên, khi bạch cầu gia tăng quá mức có thể thấy bạn đang có dấu hiệu không tốt về sức khỏe.
2. Nguyên nhân dẫn tới kết quả bạch cầu trong nước tiểu tăng cao
Tình trạng bạch cầu trong nước tiểu gia tăng có thể cảnh báo bạn về một trong các bệnh lý sau đây:
2.1. Nhiễm trùng đường tiểu
Đường tiểu hay bàng quang bị nhiễm trùng là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến bạch cầu tăng cao. Nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiết niệu. Bắt đầu gia tăng tại bàng quang nhất là khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Nhiễm khuẩn có khả năng tăng mạnh về sự hiện diện của bạch cầu trong nước tiểu khiến cho bạn đau rát khi tiểu tiện.
Thông thường, phụ nữ có nguy cơ cao về nhiễm khuẩn đường tiểu nhiều hơn nam giới. Bởi vì niệu đạo của nữ giới ngắn hơn và nếu không phát hiện kịp thời nhiễm trùng đường tiểu có thể lan đến thận.
Nhiễm trùng đường tiểu là một trong các nguyên nhân khiến bạch cầu trong nước tiểu tăng cao
2.2. Tình trạng viêm thận
Viêm thận hay nhiễm khuẩn thận dần trở nên nguy cấp hơn khi không có phương pháp điều trị đúng lúc. Bắt đầu từ việc người bệnh có dấu hiệu về nhiễm khuẩn tại đường tiết niệu thấp dẫn đến lây lan tại niệu quản và vào thận. Nguyên nhân này khiến cho chức năng thận bị rối loạn làm xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu.
Ngoài ra, viêm thận xảy ra cao hơn nếu bạn mắc phải các bệnh về sỏi thận hay sỏi niệu quản tắc nghẽn đường dẫn tiểu. Khi đó, nước tiểu bị ứ đọng bên trong bể thận gây nhiễm trùng, bạch cầu xâm nhập vào vùng viêm và trong nước tiểu. Bạn sẽ có cảm giác đau rát xung quanh thắt lưng khi đi tiểu nhiều. Do vậy, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm để có phác đồ điều trị thích hợp.
2.3. Bệnh sỏi thận
Bạch cầu trong nước tiểu nhiều hơn bình thường có thể là cảnh báo về tình trạng sỏi thận. Lúc này, nước tiểu của bạn sẽ chứa những khoáng chất hòa tan và muối. Người có hàm lượng khoáng chất và muối cao hơn chỉ số thông thường đồng nghĩa với việc mắc bệnh sỏi thận.
2.4. Phụ nữ có thai
Chỉ số bạch cầu trong máu của phụ nữ mang thai thường cao hơn so với mức bình thường. Bà bầu gặp phải tình trạng này là điều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn đang trong quá trình mang thai nhưng bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì nên gặp bác sĩ để điều trị sớm không gây ảnh hưởng đến hai mẹ con.
2.5. Nhịn tiểu kéo dài
Bạn tuyệt đối không nên nhịn tiểu nhất là việc nhịn tiểu thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian. Điều này gây tác hại lớn khiến bàng quang bị suy yếu, khó đi tiểu về sau. Bên cạnh đó, bàng quang có chứa nhiều nước tiểu quá lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến bạch cầu trong nước tiểu tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nhịn tiểu trong một thời gian dài khiến bạch cầu trong nước tiểu tăng bất thường
2.6. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến được MEDLATEC tổng hợp, có một số nguyên nhân sau đây cũng gây ra sự xuất hiện bạch cầu tăng cao đột biến bao gồm:
-
Xuất hiện khối u bàng quang, khối u thận hoặc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang,...
-
Đông máu hoặc thiếu máu hồng cầu;
-
Tác động trực tiếp từ việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống đông máu;
-
Làm việc, tập thể thao quá sức;
-
Quan hệ tình dục không lành mạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu tăng cao.
3. Phương pháp điều trị bạch cầu trong nước tiểu cho người bệnh
Phụ thuộc vào hiện trạng, nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện bạch cầu có trong nước tiểu bác sĩ sẽ có những cách thức điều trị khác nhau. Cụ thể có thể kể đến như là:
-
Người bệnh nhiễm trùng đường tiểu lần đầu tiên: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh ngắn hạn để giúp bạn giảm đau. Đồng thời theo dõi thêm tình trạng bệnh có dấu hiệu khả quan không để tiếp tục biện pháp điều trị khác.
-
Người bệnh tái phát nhiễm trùng đường tiểu: Kê đơn thuốc kháng sinh dài hạn và làm thêm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính khiến cho nhiễm trùng tái phát. Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh, bạn nên uống nước đều đặn để hạn chế tình trạng viêm nhiễm bàng quang.
-
Dương tính với bạch cầu vì tắc nghẽn đường tiểu: Hiện tượng này có thể đến từ tắc nghẽn khối u lành tính hay sỏi thận. Nếu sỏi thận nhỏ, người bệnh nên tăng cường uống thuốc để nhanh chóng đẩy sỏi ra khỏi đường tiết niệu. Còn với khối u ác tính, biện pháp chữa trị thích hợp thường là phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
Có thể thấy được rằng, bạch cầu trong nước tiểu giúp tiêu diệt lượng vi khuẩn xâm phạm đến cơ thể mỗi người, tăng hệ miễn dịch. Tuy nhiên, lượng bạch cầu gia tăng đột ngột đi kèm với những bệnh lý nguy hiểm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Do vậy, bạn nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm cần thiết và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn nên tránh việc tự ý chữa trị tại nhà bằng cách mua thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám
Để được tư vấn trực tiếp về hiện tượng bạch cầu trong nước tiểu hoặc đặt lịch khám khi bạn thấy xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn hãy gọi theo số hotline: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!