Tin tức

Tinh thể trong nước tiểu là gì? Có những loại nào?

Ngày 12/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nếu xét nghiệm cho thấy có tinh thể trong cặn lắng nước tiểu, bạn cần phải cẩn trọng với bệnh sỏi thận và một số biến chứng nhiễm trùng đường niệu. Do đó đây là một vấn đề không thể chủ quan. Vậy tinh thể trong nước tiểu là gì và có những loại tinh thể nào?

1. Tinh thể trong nước tiểu là gì? Có những loại tinh thể nào?

Tinh thể trong nước tiểu chính là sự kết tụ của một số chất hóa học có trong nước tiểu. Ở một số trường hợp tinh thể nước tiểu là do thừa protein hoặc thừa vitamin C ở những người khỏe mạnh, do vậy nhiều loại tinh thể trong nước tiểu là vô hại. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xuất hiện tinh thể trong nước tiểu là do các bệnh lý nghiêm trọng. Đặc biệt khi ngoại những tinh thể bất thường trong mẫu nước tiểu, bệnh nhân còn xuất hiện một số triệu chứng như đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, thậm chí có lẫn máu trong nước tiểu. 

Tinh thể trong nước tiểu có hình dạng khác nhau

Tinh thể trong nước tiểu có hình dạng khác nhau

Trong nước tiểu có thể xuất hiện một số loại tinh thể sau: 

  • Axit uric

Nguyên nhân gây ra tinh thể Axit uric trong nước tiểu là do tiêu thụ quá nhiều đạm, mắc bệnh sỏi thận, bệnh gout hay các bệnh nhân ung thư đang phải thực hiện hóa trị. Loại tinh thể này thường có màu nâu cam, vàng và có hình như chiếc thùng, kim cương, dạng tấm,…

  • Canxi oxalat

Hình dạng của loại tinh thể này có thể hình phong bì, quả tạ và không có màu. Người khỏe mạnh cũng có thể xuất hiện loại tinh thể này trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu tinh thể canxi oxalat quá nhiều trong nước tiểu có thể dẫn đến sỏi thận. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như đau bụng, sốt, khó tiểu, buồn nôn,… 

Ngoài ra, tình trạng hấp thụ phải ethylene glycol cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hình thành canxi oxalat. Lúc này, bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo một số biểu hiện như kích ứng cổ họng, suy thận hay các vấn đề về hệ thần kinh trung ương. 

  • Magie amoni photphat 

Có thể xuất hiện trong nước tiểu người khỏe mạnh hoặc những trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là loại tinh thể không có màu và thường có dạng hình chữ nhật, hình lăng trụ. Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu xét nghiệm thấy có tinh thể Magie amoni photphat và kèm theo một số triệu chứng lâm sàng như ớn lạnh, đau lưng dưới, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu đục, tiểu dắt, sốt.

Đau bụng kèm theo tinh thể trong nước tiểu

Đau bụng kèm theo tinh thể trong nước tiểu

  •  Canxi cacbonat

Thường gặp ở người bị sỏi thận, người bổ sung canxi. Những tinh thể này khá lớn, có hình đĩa tròn, bề mặt nhẵn và có màu nâu nhạt. 

  • Hippuric

Loại tinh thể này hiếm gặp hơn và thường xuất hiện trong môi trường nước tiểu có tính axit. Tuy nhiên, người khỏe mạnh cũng có thể hình thành loại tinh thể này trong nước tiểu. Tinh thể axit hippuric giống như lăng kinh hay đĩa nam châm trong suốt, đôi khi có màu nâu vàng và thường kết dính lại với nhau. 

  • Bilirubin

Đây là dạng tinh thể rất nhỏ, có hình kim và dạng hạt. Tình trạng có tinh thể bilirubin trong nước tiểu nghĩa là bạn đang có nguy cơ phải đối mặt với bệnh gan. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, vàng da và sốt. 

  •  Canxi photphat

Loại tinh thể này không màu, xuất hiện đơn lẻ và thường có hình sao hoặc hình kim. Để Hạn chế tinh thể canxi photphat trong nước tiểu bằng cách uống nhiều nước hơn, bổ sung thêm canxi và vitamin D.

  •  Ammonium biurate

Có thể xuất hiện trong nước tiểu của người khỏe mạnh hoặc cũng có thể xuất hiện trong nước tiểu có tính kiềm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể xuất hiện trong trường hợp mẫu nước tiểu không được bảo quản đúng cách, dẫn đến thay đổi tính chất. Tinh thể có dạng hình cầu, màu nâu, có gai nhọn.

  • Cholesterol

Tinh thể cholesterol thường do một số bệnh lý về thận gây ra hoặc do nước tiểu được bảo quản lạnh, có tính axit. Tinh thể hình chữ nhật với một vết cắt ở góc và trong suốt 

  •  Cystine

Là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Những trường hợp sỏi thận do Cystine có kích thước khá lớn, thường không có màu và có hình lục giác. 2.11. 

  • Leucine

Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh gan. Tinh thể có màu vàng nâu, hình đĩa và có vòng đồng tâm. Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng,…

  •  Tyrosine

Nguyên nhân hình thành tinh thể tyrosine thường là do một số rối loạn chuyển hóa, có thể kể đến như bệnh gan. Loại tinh thể này không có màu và dạng hình kim. 

2. Chẩn đoán tinh thể trong nước tiểu bằng cách nào?

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu là cách nhanh chóng và chính xác để xác định tinh thể nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu cũng là danh mục không thể thiếu trong thăm khám tổng quát. Bằng việc phân tích mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi, các chuyên gia sẽ xác định được tính chất của nước tiểu và đưa ra kết luận về việc có tồn tại tinh thể trong nước tiểu hay không.

Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá được sự xuất hiện của tinh thể

Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá được sự xuất hiện của tinh thể

Sau khi có kết quả xét nghiệm, tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm khác, trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn như xét nghiệm đánh giá chức năng gan, kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu,…

Nếu tinh thể trong nước tiểu hình thành không phải do các bệnh lý về gan, thận, bệnh di truyền,… thì có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng việc thay đổi lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh. Lưu ý, nên cắt giảm protein và những thực phẩm chứa nhiều oxalat, không nên ăn mặn và hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn. 

tinh thể trong nước tiểuKhông nên ăn thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế hình thành tinh thể trong nước tiểu

Đặc biệt, cần lưu ý uống đủ nước mỗi ngày. Thói quen uống đủ nước rất tốt cho cơ thể, đặc biệt còn có thể làm loãng nồng độ hóa chất trong nước tiểu và từ đó ngăn chặn quá trình hình thành của các tinh thể.

Để tìm hiểu thêm về tinh thể trong nước tiểu hoặc có nhu cầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán một số bệnh lý, mời bạn liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nhân viên tổng đài sẽ tư vấn chi tiết cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.