Tin tức
Bạn có biết: MCV trong xét nghiệm máu là gì?
- 19/09/2024 | SGOT trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này thay đổi là do đâu?
- 20/09/2024 | SGPT trong xét nghiệm máu là gì và vì sao kết quả xét nghiệm bất thường?
- 24/09/2024 | MCHC trong xét nghiệm máu là gì và các vấn đề sức khỏe liên quan
1. MCV trong xét nghiệm máu là gì?
MCV là một trong những chỉ số rất quan trọng trong xét nghiệm máu. Vậy cụ thể MCV trong xét nghiệm máu là gì? Đây chính là thể tích trung bình của hồng cầu - thành phần chiếm số lượng nhiều nhất và nắm giữ nhiều vai trò trong máu.
Theo đó, hồng cầu chiếm hơn 40% thể tích máu. Do chứa huyết sắc tố nên hồng cầu là yếu tố quyết định màu sắc đỏ tươi của máu. Ngoài ra, một nhiệm vụ quan trọng khác của hồng cầu là vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào để nuôi dưỡng mô và đưa CO2 từ các tế bào về ngược lại phổi để thải ra ngoài.
Như vậy, chỉ số MCV - thể tích trung bình của hồng cầu sẽ phản ánh rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu MCV bất thường (cao hoặc thấp hơn ngưỡng trung bình) thì cần có các biện pháp can thiệp, điều trị để phòng tránh, hạn chế các biến chứng.
MCV trong xét nghiệm máu là thể tích trung bình của hồng cầu trong máu
2. Ý nghĩa của MCV trong xét nghiệm máu
Chỉ số MCV trong ngưỡng 80 - 100 femtoliter là bình thường. Nếu chỉ số nằm ngoài mức này bạn thì cần chú ý hơn đến tình trạng sức khỏe, nhất là khi bạn có các biểu hiện như môi nhợt nhạt, da xanh xao, tay chân lạnh, người mệt mỏi, dễ xuất hiện các vết bầm tím.
Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu cao
Nếu chỉ số MCV trong xét nghiệm máu cao hơn 100 femtoliter thì có thể cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin B12, axit folic. Trường hợp nghiêm trọng hơn là phản ánh các bệnh lý về tuyến giáp, gan. Ngoài ra, những người nghiện bia rượu, thường xuyên uống rượu bia cũng thường có chỉ số MCV cao hơn bình thường.
Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu thấp
Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu thấp hơn 80 femtoliter thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người bị thiếu sắt. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh lý khiến cho chỉ số MCV thấp hơn bình thường, chẳng hạn như Thalassemia - tan máu bẩm sinh, thiếu máu mạn tính, suy gan mạn tính,…
Bạn nên làm xét nghiệm MCV nếu thấy da xanh xao, dễ xuất hiện vết bầm
3. Làm gì nếu chỉ số MCV trong xét nghiệm máu bất thường?
Phần trên giúp bạn nắm được MCV trong xét nghiệm máu là gì và có ý nghĩa như thế nào. Ở phần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các biện pháp giúp chỉ số MCV được duy trì ổn định.
Bổ sung vitamin B12
Khi chỉ số MCV cao, cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 thì bạn cần tăng cường bổ sung vitamin này cho cơ thể. Cách bổ sung tốt nhất là qua thực phẩm, có thể kể đến như thịt, cá, trứng, gan, đậu, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa. Lưu ý là liều lượng bổ sung phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe, tốt nhất là theo chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung axit folic
Tương tự, bạn có thể khắc phục tình trạng thiếu hụt axit folic làm chỉ số MCV cao bằng cách bổ sung thực phẩm giàu axit folic như rau họ cải, nấm, bí xanh, trái cây có múi, quả mọng.
Bổ sung sắt
Đây là biện pháp được áp dụng trong trường hợp chỉ số MCV thấp do cơ thể thiếu hụt sắt. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, gan động vật, rau xanh đậm, các loại đậu,… do đó, bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm này trong chế độ ăn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, sau sinh và cho con bú rất dễ bị thiếu sắt nên càng phải chú trọng hơn vào việc bổ sung sắt.
Chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic và sắt trong bữa ăn
Những lưu ý khác
Có nhiều trường hợp chỉ số MCV trong xét nghiệm máu cao hay thấp hơn bình thường không phải là do vấn đề sức khỏe, mà có thể do ảnh hưởng của thuốc điều trị, chế độ ăn uống trước khi làm xét nghiệm hay phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây không phải là tình trạng đáng lo ngại, chỉ cần bạn thông báo trước với bác sĩ là sẽ được hướng dẫn phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý là ưu tiên bổ sung sắt, vitamin và axit folic qua thực phẩm. Nếu dùng thực phẩm chức năng hay viên uống thì cần trao đổi kỹ với bác sĩ, nhất là với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc người mắc bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính. Dựa vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ có quyết định phù hợp.
4. Nên thực hiện xét nghiệm MCV trong máu ở đâu?
Ngoài thắc mắc MCV trong xét nghiệm máu là gì thì nhiều người còn phân vân trong việc lựa chọn địa chỉ thực hiện xét nghiệm này. Nói chung, xét nghiệm MCV là một xét nghiệm đơn giản, bạn sẽ được lấy một ít máu dưới tĩnh mạch của cánh tay để đem đi xét nghiệm. Bạn có thể làm xét nghiệm này ở các phòng khám đa khoa và bệnh viện.
Làm xét nghiệm MCV nhanh chóng, an toàn, chính xác tại MEDLATEC
Nhưng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và có được những hướng dẫn phù hợp, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín. Trong đó, bạn có thể lựa chọn xét nghiệm trực tiếp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc sử dụng lấy mẫu tận nơi tiện lợi của MEDLATEC với những lý do sau:
- MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, chỉ định khách hàng làm các xét nghiệm phù hợp.
- Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.
- Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế, sở hữu song song 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP.
- Mạng lưới phòng xét nghiệm rộng khắp cả nước, có mặt ở 63 tỉnh thành, mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
- Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, giúp khách hàng không mất thời gian di chuyển và chờ đợi.
- Kết quả xét nghiệm có nhanh chóng, chỉ sau 2 giờ lấy mẫu. Kết quả được trả về tận nơi hoặc khách hàng tra cứu trên website hay app My MEDLATEC.
- Chi phí xét nghiệm hợp lý. Với dịch vụ xét nghiệm tận nơi, khách hàng chỉ trả thêm 10.000 VNĐ/ lần lấy mẫu so với bảng giá niêm yết tại bệnh viện.
Không chỉ xét nghiệm MCV trong máu, MEDLATEC còn thực hiện nhiều xét nghiệm khác xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra bệnh mãn tính, kiểm tra thai kỳ,… Nếu có nhu cầu đặt lịch thăm khám, xét nghiệm tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc đặt lịch xét nghiệm tận nơi, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!