Tin tức
Bạn đã biết gì về bệnh ký sinh trùng Echinococcus
- 18/06/2014 | Cảnh giác với các bệnh nhiễm sán dây
- 20/03/2019 | Cách phòng bệnh sán dây lợn
- 12/03/2014 | Phòng trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh sán dây chó
- 23/05/2020 | Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh sán dây bò (Taenia saginata)
- 05/05/2020 | Sán dây lợn và những điều có thể bạn chưa biết
1. Ký sinh trùng Echinococcus là gì?
Sán dây Echinococcus trưởng thành có kích thước dài khoảng 3 - 4 mm, có 4 đĩa hút ở đầu và một hàng móc đôi, thân có 3 đốt, đốt cuối chứa trứng sán.
Nang sán là hình thức gây bệnh của sán dây nhỏ, nang sán dây ở người có 3 loại: nang một bọc, nang xương phát triển trong mô xương, nang túi của loài Echinococcus multilocularis.
Nang sán gồm lớp vỏ dày khoảng 1mm và màng sinh sản dày từ 22 đến 25 µm, ở trong là dịch màu hơi vàng.
Hình 1: Hình ảnh sán dây Echinococcus
- Mỗi loại sán dây khi ở trong cơ thể người lại gây ra các thể bệnh khác nhau.
+ E.granulosus có vật chủ là các loại vật nuôi như chó, cừu, lợn, dê và gia súc. Sán dài khoảng 2 - 7mm. Gây nhiễm trùng dạng u nang thường thấy chủ yếu ở phổi và gan. Một số ít thấy u nang ở tim, xương và não.
+ E.multilocularis loài sán gặp ở chó, mèo, động vật gặm nhấm và cáo. Chúng có chiều dài khoảng 1 - 4mm. Những nhiễm trùng gây ra do loài này khá nguy hiểm vì chúng hình thành những khối u tăng trưởng trong gan. Đôi khi, các cơ quan khác như phổi và não có thể bị ảnh hưởng.
2. Chu kỳ phát triển và khả năng gây bệnh của sán sây nhỏ
Vật chủ: chó nhà, chó rừng, cáo.
Đường lây: lây theo đường tiêu hóa.
Chu kỳ phát triển của sán :
- Sán dây ký sinh và phát triển trong ruột chó, những đốt sán già sẽ tự động di chuyển ra ngoài hậu môn và bị vỡ làm trứng sán tung ra khắp nơi.
- Khi chó đi vệ sinh, trứng sẽ theo phân ra ngoài. Khi người ăn phải rau sống hay đồ ăn, nước uống có chứa Ký sinh trùng hoặc khi con người vuốt ve chó sẽ làm trứng sán dính vào tay, sau đó trứng sán đi vào cơ thể tới cư trú tại phổi, gan, lách, não. Tại đây trứng phát triển thành ấu nang có dạng bướu và tăng lên về số lượng và gây bệnh cho người.
Hình 2: Chu kỳ phát triển của sán dây
Tại các vị trí ký sinh khác nhau trong cơ thể sán sẽ gây ra những biểu hiện bệnh khác nhau. Ở gan, bướu sán ký sinh có thể chèn ép ống dẫn mật gây vàng da. Khi bướu sán ở tim vỡ ra thì các ấu trùng sán di chuyển lên não, lách, thận, gan, phổi gây ra các triệu chứng tại các cơ quan này như: tại thận gây đau lưng, tiểu máu. Bướu ở lách làm đau cạnh sườn. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống,…
Khi các bướu này vỡ ra, người bệnh có một số biểu hiện lâm sàng như ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê.
3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh do nhiễm Echinococcus
Một số phương pháp hiện nay được thực hiện để chẩn đoán bệnh đó là:
- Xét nghiệm máu cho thấy tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng từ 20 - 25%.
- Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgG của Echinococcus.
- Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch học phát hiện sán dây nhỏ.
- Kỹ thuật chụp X - quang có thể phát hiện sớm nang sán.
Hình 3: Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán phát hiện bệnh
4. Những ai có nguy cơ mắc bệnh Echinococcus
Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm Echinococcus khi ăn phải thực ăn hoặc tiếp xúc với động vật đã bị nhiễm ký sinh trùng này.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, bao gồm:
- Các hộ gia đình có nuôi chó, hoặc gia súc như dê, cừu, bò.
- Ăn phải rau sống, đồ ăn nước uống có nhiễm trứng sán.
- Ăn phải những phủ tạng của gia súc có bị nhiễm ấu trùng.
Hình 4: Ăn rau sống nhiễm trứng sán có thể mắc bệnh
5. Các phương pháp điều trị và phòng bệnh sán dây nhỏ
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thăm khám cụ thể cùng với các kỹ thuật y học bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng người bệnh. Có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật bóc tách nang sán tùy theo trường hợp bệnh cụ thể.
- Để phòng ngừa bệnh Echinococcus cần chú ý đến một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống hoặc chỉ ăn khi đã được ngâm rửa sạch.
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với chó, mèo, thú cưng; trước khi chế biến thức ăn.
- Quản lý và xử lý phân đúng quy định. Không thải bỏ phân, chất thải ra ngoài môi trường công cộng. Không dùng phân động vật để bón cây.
- Nếu gia đình có nuôi chó hay thú cưng nên kiểm tra sức khỏe, tiêm phòng định kỳ cho chó.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần.
- Bệnh rất dễ lây từ động vật sang người và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người do đó khi thấy có những biểu hiện bất thường bạn nên đi khám kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm, là đơn vị xét nghiệm uy tín hàng đầu miền Bắc. Bệnh viện có thực hiện hơn 500 loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng.
Hình 5: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy
Các xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng bao gồm cả các kỹ thuật thủ công và các kỹ thuật công nghệ cao được thực hiện hàng ngày tại MEDLATEC. Khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tại số 42 Nghĩa Dũng - Ba Đình - Hà Nội hay các hệ thống phòng khám trong nội thành Hà Nội và 20 tỉnh thành khác trên toàn quốc để đăng ký khám chữa bệnh.
Bên cạnh đó MEDLATEC có triển khai thực hiện dịch vụ lấy mẫu tận nơi 24/24. Chỉ mất thêm 10.000 đồng tiền chi phí đi lại bạn sẽ được lấy mẫu tận nhà giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại mà kết quả đem lại hoàn toàn chính xác như khi đến khám tại viện. Để đăng ký đặt lịch khám chữa bệnh tại MEDLATEC khách hàng vui lòng liên hệ tới số tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!