Tin tức
Bảng đo thị lực chữ C 10/10 có ý nghĩa gì?
- 02/10/2024 | Tư vấn: kết quả đo thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ?
- 28/11/2022 | Suy giảm thị lực nguyên nhân do đâu?
- 28/11/2022 | Cách phục hồi thị lực hiệu quả cho đôi mắt của bạn
- 29/02/2024 | Làm sao để ngăn ngừa mất thị lực do Glôcôm? Cách nhận biết bệnh lý này?
1. Bảng đo thị lực chữ C 10/10 là như thế nào?
Bảng đo thị lực chữ C là loại bảng đo thị lực được sử dụng khá phổ biến ở nước ta và có thể dùng ở mọi đối tượng, nhất là những trường hợp trẻ nhỏ và người lớn không biết chữ nhưng đang cần đo khúc xạ mắt.
Bảng này có 11 dòng, gồm có nhiều vòng hở giống như chữ C. Phần hở sẽ xoay theo 4 hướng. Kích thước của những vòng hở này sẽ nhỏ dần theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Cách sử dụng bảng đo thị lực này cũng rất đơn giản. Người được kiểm tra sẽ đứng cách bảng đo khoảng 5 mét và có nhiệm vụ chỉ đúng chiều xoay của chữ C.
Bảng đo thị lực chữ C phù hợp với nhiều đối tượng
Quy trình đo sẽ được thực hiện như sau:
- Bệnh nhân có thể ngồi hoặc đứng với tư thế thẳng lưng và thoải mái. Sau đó, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cụ thể cách đọc bảng thị lực.
- Đo thị lực từng bên mắt. Để thuận tiện hơn, bạn có thể dùng tay hoặc một tấm bảng nhỏ để che mắt còn lại. Người bệnh sẽ đọc các ký tự và hình ảnh trên bảng mà mình nhìn thấy theo yêu cầu của nhân viên y tế.
- Ghi lại kết quả đo thị lực.
Rất nhiều người thắc mắc bảng đo thị lực chữ C 10/10 có ý nghĩa như thế nào. Đây là kết quả cho thấy người bệnh có thể nhìn và đọc đúng chữ ở hàng thứ 10 và kết quả thị lực này được đánh giá là tốt.
Tuy nhiên, kết quả thị lực thấp hơn 10/10 không phải là kết quả khẳng định chắc chắn bạn đang bị suy giảm thị lực hoặc có bệnh lý về mắt. Đồng thời, trường hợp có kết quả đo bảng đo thị lực chữ C 10/10 cũng chưa thể kết luận rằng mắt khỏe mạnh và không có bệnh. Kết quả đo thị lực có thể vẫn cho kết quả tốt vì bệnh mới chỉ đang ở giai đoạn đầu và chưa có biểu hiện rõ ràng, người bệnh vẫn có khả năng quan sát sự vật rất tốt ở khoảng cách xa.
Chính vì thế, sau khi đo thị lực bằng bảng kiểm tra thị lực, người bệnh cần tiếp tục thăm khám chuyên sâu hoặc dùng một số loại máy đo điện tử để bác sĩ đánh giá chính xác nhất về tình trạng của mắt.
2. Một số loại bảng kiểm tra thị lực
Ngoài bảng đo thị lực chữ C, còn có rất nhiều loại bảng đo thị lực khác và chúng có thể được phân chia thành 2 nhóm chính là bảng đo nhìn xa (gồm bảng C, E, Snellen và hình), bảng đo nhìn gần gồm có Parinaud và dạng thẻ. Cụ thể như sau:
- Bảng đo thị lực chữ E: Loại bảng này cũng giống như bảng đo chữ C, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Chữ E sẽ xoay theo nhiều hướng khác nhau và nhiệm vụ bạn là chỉ đúng hướng xoay của chữ E. Khi đo, cần giữ khoảng cách đo là 5 mét.
- Bảng đo mắt cận thị Snellen: Loại bảng này phù hợp với những người đã biết chữ. Bảng đo gồm có 11 dòng và sẽ hiển thị các chữ cái in hoa L, F, D, O, I, E. Ở dòng đầu tiên, chỉ hiển thị 1 chữ cái lớn nhất. Ở những dòng tiếp theo kích thước chữ sẽ nhỏ dần và đồng thời số lượng chữ sẽ tăng lên. Nhiệm vụ của người được kiểm tra là đọc đúng tên chữ cái theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nên đứng cách xa bảng đo khoảng 5 mét.
Có nhiều loại bảng đo thị lực khác nhau
- Bảng đo thị lực hình: Ưu điểm của loại bảng đo này là phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn không biết chữ và trẻ nhỏ. Bảng đo sẽ hiển thị hình của các con vật hay đồ vật khác nhau, kích thước của chúng sẽ nhỏ dần từ trên xuống. Người cần kiểm tra mắt sẽ cần gọi đúng tên con vật theo thứ tự từ trên xuống.
- Bảng cận thị Parinaud: Bảng đo sẽ hiển thị các câu ngắn và có kèm theo số thị lực cụ thể. Trong đó, người bệnh sẽ đọc từng ký hiệu bảng từ trên xuống. Khoảng cách đo là khoảng 30 đến 35cm.
- Bảng đo thị lực dạng thẻ: Bảng đo này gồm các bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo đúng quy ước để dùng đo thị lực nhìn gần. Người bệnh cần đứng cách bảng 30 đến 35 cm, sau đó đọc lần lượt các ký hiệu theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
3. Những lưu ý khi đo thị lực
Bạn cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo có được kết quả đo chính xác nhất:
- Sử dụng bảng đo chữ đen, nền trắng: Đây là cách để có được độ tương phản tốt nhất.
- Bảng đo thị lực cần có cường độ ánh sáng chuẩn.
Ánh sáng của bảng đo thị lực cần đạt chuẩn để có được kết quả đo chính xác
- Trước khi đo thị lực, bạn nên để mắt nghỉ khoảng 15 phút. Không nên đo ngay nếu bạn vừa đi từ nơi có nhiều ánh sáng đến nơi có ít ánh sáng.
- Khi đo thị lực, bạn nên ngồi hoặc đứng yên tại chỗ.
- Với trẻ nhỏ, nên đi khám thị lực từ 3 tháng đến 6 tháng/lần và người lớn nên đi kiểm tra mắt từ 6 tháng đến 12 tháng/lần. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp như nhỏ thuốc, đeo kính, phẫu thuật,...
-Trường hợp kết quả đo thị lực 10/10, bạn vẫn không nên chủ quan mà cần chăm sóc mắt đúng cách, áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ thị lực.
MEDLATEC là cơ sở khám chữa bệnh uy tín
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa bảng đo thị lực chữ C 10/10 và một số loại bảng đo thị lực khác. Để được tư vấn về cách chăm sóc đôi mắt hoặc có nhu cầu thăm khám với các bác sĩ Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!