Tin tức

Bật mí vai trò quan trọng của kẽm đối với cơ thể

Ngày 09/09/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Kẽm trong tự nhiên là một loại nguyên tố hóa học, còn gọi là Zinc (ký hiệu Zn). Trong cơ thể, đây là vi lượng góp phần vào quá trình chuyển hóa, đảm bảo sự ổn định của các chức năng sinh lý,… Tuy nhiên, vi lượng này không thể tự tổng hợp mà cần cung cấp thông qua một số loại thực phẩm. Vậy nên bổ sung kẽm vào cơ thể như thế nào, bao nhiêu thì đủ và hợp lý?

1. Sơ lược về kẽm

Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể đều có những vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm kẽm. Không thể không kể đến các hoạt động tiêu biểu như:

  • Hệ miễn dịch: là vi chất cần thiết cho sự biệt hóa của tế bào miễn dịch từ khi còn “non” đến giai đoạn trưởng thành, đồng thời kích thích đại thực bào, bạch cầu, cùng các tế bào lympho hoạt động. Đây là thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập.

  • Nội tiết: giữ trách nhiệm chính ở các cơ quan dịch tiết, điều hòa hoạt động tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến giáp,… Đồng thời đảm bảo sức khỏe sinh dục và quá trình dậy thì ở cả nam giới và nữ giới.

  • Hoạt động enzym: hơn 80 loại enzyme đều có sự góp mặt của kẽm (vận chuyển, thủy phân, đồng hóa,…) tác động hầu hết các quá trình sinh học trong việc chọn lọc, tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein. Vì vậy cơ thể rất nhạy cảm nếu thiếu sự bổ sung đầy đủ.

  • Trí não: là yếu tố chiếm khoảng 1,5% hệ thần kinh trung ương, cần thiết cho sự dẫn truyền ở não bộ, ảnh hưởng đến các ký ức hình thành trong quá trình học tập lâu dài. 

Trẻ em cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sự phát triển trí tuệ

Trẻ em cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sự phát triển trí tuệ

  • Sinh sản: do có số lượng lớn ở tuyến nội tiết nên kẽm cũng tham gia trong quá trình dậy thì và hoạt động sinh sản của nam và cả nữ giới. Ở nam, vi lượng này đảm bảo chất lượng, số lượng và ổn định chức năng của tinh trùng. Ở nữ có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (đau bụng, tức ngực, mỏi lưng,…) và ổn định chu kỳ sinh lý.

  • Chuyển hóa: tham gia vào quá trình hấp thu và chuyển hóa các vi chất khác như magie, canxi,… góp phần tổng hợp protein, vận chuyển vitamin A,… ức chế độc tính của các kim loại nặng như Asen, Cadimi,… 

  • Các chức năng khác: 

+ Hỗ trợ điều trị tiêu chảy và ngăn ngừa bệnh tái phát.

+ Rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của các đợt cảm lạnh thông thường (nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Open Respiratory Medicine).

+ Duy trì toàn vẹn cấu trúc của da, tăng cường tái biểu mô, giảm viêm và sự phát triển của vết thương. Từ đó, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu không chứng minh ở các vết thương hoặc vết loét mãn tính.

+ Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính do lão hóa.

+ Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở mắt và các tổn thương ở tế bào võng mạc, trì hoãn sự tiến triển và suy giảm thị lực.

+ Làm chậm tiến triển và hỗ trợ điều trị viêm phổi.

2. Nhu cầu hằng ngày

kẽm không thể dự trữ trong cơ thể, thời gian tồn tại trong cơ thể ngắn, chỉ khoảng 12,5 ngày. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung đầy đủ và hợp lý vi chất này để không làm tổn hại sức khỏe. Lượng vi chất cần hấp thụ phụ thuộc vào mỗi giới tình và độ tuổi khác nhau.

Lứa tuổi

Hàm lượng

Nam

Nữ

0 - 6 tháng tuổi

2 mg

2 mg

7 - 12 tháng tuổi

3 mg

3 mg

4 - 8 tuổi

5 mg

5 mg

9 - 13 tuổi

8 mg

8 mg

14 - 18 tuổi

11 mg

9 mg

Trên 19 tuổi

11 mg

8 mg

Lưu ý: 

  • Phụ nữ có thai (trên 19 tuổi): khoảng 12 mg/ngày.

  • Phụ nữ  đang cho con bú: khoảng 15 - 25 mg/ngày

3. Sẽ ra sao nếu cơ thể không được bổ sung kẽm hợp lý?

Vì kẽm đóng vai trò thiết yếu trong hầu hết các hoạt động thiết yếu, nên việc bổ sung thiếu hoặc dư thừa vi chất này đều có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng sinh lý của cơ thể.

Khi cơ thể thiếu kẽm

  • Viêm da: xuất hiện các vết đỏ, mụn/bọng nước, mụn mủ, kết vảy xung quanh mắt, tai, mũi, đầu chi,… Có thể dẫn đến các bệnh khác như viêm kết mạc, môi, lưỡi, loét miệng, eczema,…

  • Rụng tóc: tóc mất đi vẻ suôn mượt, óng ả, dễ bị khô xơ, gãy rụng. Ngoài ra, lông mày và lông mi cũng gặp tình trạng dễ rụng tương tự.

  • Móng tay: giòn, dễ gãy xước. Tình trạng nặng có thể mắc bệnh viêm móng.

Cần lưu ý dấu hiệu bất thường ở móng tay

Cần lưu ý dấu hiệu bất thường ở móng tay

  • Xương khớp: ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hình thành của xương, đặc biệt là ở trẻ em.

  • Rối loạn giác quan: 

+ Vị giác, khứu giác: hoạt động kém, gây nên tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng.

+ Thị lực: do việc vận chuyển vitamin A đến mắt bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực.

+ Thính giác: gây bệnh ù tai do thiếu chất chống oxy hóa.

  • Não bộ: chậm phát triển, khó ghi nhớ, học tập. Tác động xấu đến hành vi và cảm xúc. Một số bệnh tâm thần như động kinh, tâm thần phân liệt,… cũng có thể liên quan.

  • Chức năng sinh dục: 

+ Nữ: gặp các vấn đề về sinh dục như chậm kinh, vô kinh, không rụng trứng,… 

+ Nam: làm suy giảm số lượng, chức năng hoạt động của tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

  • Khó hồi phục vết thương: quá trình liền da diễn ra lâu và khó lành.

Khi cơ thể thừa kẽm

  • Buồn nôn: nếu lượng kẽm hấp thu quá nhiều có thể gây nôn hoặc bị nôn thường xuyên. Đây là cơ chế tốt giúp loại bỏ lượng vi chất dư thừa. Thế nhưng, bạn vẫn nên đi thăm khám để được hỗ trợ tốt nhất.

  • Giảm nồng độ cholesterol HDL: đây là một loại chất tốt cho cơ thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của xơ vữa động mạch. Vì vậy, nồng độ cholesterol HDL thấp có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

  • Rối loạn tiêu hóa: các triệu chứng thường gặp bao gồm đau bụng, tiêu chảy, táo bón, xuất huyết ruột,…

  • Suy giảm sức đề kháng: ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào làm rối loạn hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị các mầm bệnh tấn công.

  • Một số triệu chứng khác: đau đầu, sốt, ớn lạnh, rối loạn vị giác,…

4. Cách phòng tránh các bệnh liên quan do thiếu và thừa kẽm

Để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thiếu và thừa kẽm cần phải xây dựng thực đơn cân đối, hợp lý. Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng chỉ nên hấp thu ở mức độ vừa phải, thường xuyên thay đổi món ăn, tạo cảm giác thích thú và ngon miệng. 

Không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít nhóm thực phẩm nào. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như trên hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị, không tự ý sử dụng viên uống bổ sung vi lượng hoặc các loại thuốc khác không được chỉ định.

Cân bằng các chất dinh dưỡng hợp lý, đa dạng hóa bữa ăn hằng ngày

Cân bằng các chất dinh dưỡng hợp lý, đa dạng hóa bữa ăn hằng ngày

Thông qua bài viết, MEDLATEC mong rằng bạn đọc đã được hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân cùng những người thân yêu. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy đến với chúng tôi để được chăm sóc chữa trị cách tốt nhất. Mọi thông tin thăm mắc xin liên hệ 1900.56.56.56 để được giải đáp chi tiết.

Từ khoá: kẽm tiêu chảy

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ