Tin tức
Xét nghiệm kẽm trong máu để làm gì?
- 10/06/2016 | Chế độ ăn giàu kẽm tăng miễn dịch cho người cao tuổi
- 13/04/2020 | 7 lợi ích quan trọng của kẽm đối với cơ thể bạn không nên bỏ qua
- 13/07/2015 | Cảnh báo: Hơn 80% phụ nữ thiếu kẽm
- 31/08/2014 | Tác động tích cực của kẽm đối với sức khỏe trẻ em
1. Vai trò và quá trình hấp thu kẽm trong cơ thể
Kẽm (Zn) có mặt khắp nơi trong các tế bào trái ngược với sắt, được chứa trong các thành phần tế bào xác định và góp phần vào rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vai trò của kẽm trong sinh học có thể được nhóm thành ba lớp chức năng chung, đó là chức năng xúc tác, cấu trúc và điều tiết.
Hình 1: Kẽm và vai trò của nó
Kẽm được hấp thụ ở ruột non theo cơ chế trung gian vận chuyển. Phần kẽm hấp thụ rất khó xác định vì kẽm cũng được tiết vào ruột. Ngoài ra, lượng kẽm trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chính nó. Ở người thiếu kẽm thì khả năng hấp thụ nguyên tố này tăng lên, trong khi ở người có chế độ ăn nhiều kẽm cho thấy hiệu quả hấp thu giảm.
Kẽm được giải phóng từ thực phẩm dưới dạng các ion tự do trong quá trình tiêu hóa. Các ion được giải phóng này có thể liên kết với các protein nội sinh được tiết ra trước khi chúng vận chuyển vào tế bào ruột trong tá tràng và jejunum.
Khoảng 70% kẽm lưu hành liên kết với albumin, và bất kỳ điều kiện nào làm thay đổi nồng độ albumin máu có thể có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm kẽm trong huyết thanh. Mặc dù, kẽm huyết thanh chỉ chiếm 0,1% trong toàn bộ kẽm cơ thể, nhưng đó lại là lượng kẽm lưu thông chuyển qua nhanh để đáp ứng nhu cầu của các mô.
Việc điều chỉnh hấp thu kẽm và bài tiết ruột nội sinh là phương tiện chính để duy trì cân bằng nội môi kẽm. Việc điều chỉnh hấp thu kẽm qua đường tiêu hóa và bài tiết nội sinh là quá trình song song. Sự thay đổi trong bài tiết nội sinh dường như xảy ra nhanh chóng với những thay đổi về lượng ăn vào ngay trên hoặc dưới mức tối ưu trong khi sự hấp thụ kẽm đáp ứng chậm hơn, nhưng nó có khả năng đối phó với những biến động lớn trong lượng ăn vào.
Với lượng kẽm cực thấp hoặc với lượng tiêu thụ kéo dài, điều chỉnh cân bằng nội môi thứ phát có thể làm tăng các thay đổi đường tiêu hóa. Những điều chỉnh thứ cấp này bao gồm những thay đổi trong bài tiết kẽm qua nước tiểu, sự thay đổi tốc độ luân chuyển kẽm trong huyết tương và có thể là sự lưu giữ kẽm được giải phóng từ các mô như xương, trong các mô khác để duy trì chức năng.
Mất kẽm qua đường tiêu hóa chiếm khoảng một nửa số kẽm được đào thải khỏi cơ thể. Lượng kẽm đáng kể được tiết ra thông qua dịch tiết đường mật và đường ruột, nhưng phần lớn được tái hấp thu. Đây là một quá trình quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng kẽm. Các con đường bài tiết kẽm khác bao gồm mất qua nước tiểu, phân và bề mặt (da bị bong ra, tóc, mồ hôi).
Kẽm là một coenzym của nhiều enzyme và rất cần thiết cho các chức năng tế bào bình thường. Nó có vai trò quan trọng trong miễn dịch trung gian tế bào, hình thành xương, phát triển mô, chức năng não và sự phát triển của thai nhi và trẻ em. Đồng thời nó cũng đóng vai trò trong sự trưởng thành và khả năng vận động của tinh trùng.
So với người lớn, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ có thai và cho con bú có nhu cầu về kẽm tăng lên và thiếu kẽm. Thiếu kẽm trong thời kỳ tăng trưởng dẫn đến chậm tăng trưởng. Biểu bì, đường tiêu hóa, thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, hệ xương và hệ thống sinh sản là những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất trên lâm sàng do thiếu kẽm.
2. Thiếu hoặc thừa kẽm có tác hại như thế nào?
2.1. Các dấu hiệu của thiếu kẽm
Thông thường, thiếu kẽm là do chế độ ăn uống không đủ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là do tình trạng kém hấp thu và các bệnh mãn tính như tiểu đường, các bệnh lý ác tính (ung thư), bệnh gan và bệnh hồng cầu hình liềm.
Các dấu hiệu thể hiện sự thiếu hụt kẽm bao gồm:
- Ăn mất ngon.
- Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu như da nhợt nhạt, đau đầu, chóng mặt,...
- Khả năng hồi phục vết thương chậm.
- Da xuất hiện các tình trạng như mụn trứng cá hoặc chàm.
- Thường xuyên mệt mỏi, chán nản.
- Thay đổi nhận cảm xúc, nhận thức.
- Có thể trầm cảm.
- Bệnh tiêu chảy.
- Tóc rụng nhiều.
- Thiếu kẽm khi mang thai có thể gây khó sinh hoặc kéo dài.
Hình 2: Các dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm
2.2. Các dấu hiệu của thừa kẽm
Kẽm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lượng kẽm quá mức có thể gây hại. Tác dụng bất lợi của lượng kẽm cao nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng bao gồm:
- Buồn nôn.
- Ăn mất ngon.
- Đau dạ dày.
- Đau đầu.
- Tiêu chảy.
Lượng kẽm dư thừa có thể ngăn chặn sự hấp thụ đồng, ngoài ra nồng độ kẽm trong cơ thể tăng có thể làm tăng nguy cơ gây ra sỏi thận.
3. Xét nghiệm kẽm trong máu
Xét nghiệm kẽm nhằm xác định nồng độ của nó trong máu là phương pháp tốt nhất để đánh giá về nguy cơ thiếu kẽm. Mặc dù, xét nghiệm kẽm trong máu có thể có những hạn chế để xác định mức độ thiếu kẽm nhẹ, trung bình hay nặng, nhưng chỉ số này rất hữu ích để đánh giá tình trạng thiếu kẽm ở mức độ nặng.
Hình 3: Xét nghiệm kẽm trong máu
Nồng độ kẽm trong huyết thanh dao động tới 20% trong khoảng thời gian 24 giờ, phần lớn là do ảnh hưởng của việc bổ sung chất dinh dưỡng qua thức ăn. Sau bữa ăn, sự gia tăng kẽm ban đầu xuất hiện ngay lập tức, sau đó nồng độ giảm dần trong 4 giờ tiếp theo và tăng lên cho đến khi ăn trở lại. Vào buổi tối, nồng độ kẽm trong huyết thanh tăng nhẹ. Vì vậy, mức cao nhất trong ngày thường được thấy vào buổi sáng. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng độ kẽm trong huyết thanh ở những người nhịn ăn cũng đã được nghiên cứu, qua đó cho thấy nồng độ kẽm huyết thanh giảm từ sáng đến giữa buổi chiều và sau đó bắt đầu tăng trở lại mức sáng.
Nồng độ kẽm trong huyết thanh bị giảm trong quá trình nhiễm trùng và viêm cấp tính, có khả năng là do sự vận chuyển kẽm từ huyết tương đến gan để đáp ứng cho vai trò kháng viêm của cơ thể. Cytokine được giải phóng trong phản ứng giai đoạn viêm cấp tính kích hoạt tổng hợp metallothionein (MT), một protein liên kết kim loại nội bào, trong việc điều hòa sự hấp thụ kẽm của gan.
Stress và nhồi máu cơ tim cũng làm giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh. Vì kẽm được vận chuyển trong huyết tương liên kết chủ yếu với albumin nên các bệnh như xơ gan và suy dinh dưỡng năng lượng protein, tạo ra chứng hạ đường huyết dẫn đến nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp hơn. Mặt khác, các điều kiện dẫn đến sự tan máu nội bào hoặc ngoại bào của tế bào máu có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm kẽm trong huyết thanh vì nồng độ kẽm nội bào cao hơn đáng kể so với huyết thanh.
4. Phương pháp phòng ngừa thiếu kẽm
Bởi vì cơ thể không tự nhiên sản xuất kẽm, cho nên lượng kẽm cung cấp cho cơ thể hoàn toàn thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Hình 4: Nguồn thực phẩm giàu kẽm
Các nguồn kẽm tốt nhất là đậu, thịt động vật, các loại hạt, cá, các loại hải sản khác, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.
Những người ăn chay có thể cần nhiều hơn 50% so với lượng kẽm khuyến nghị do lượng kẽm dễ hấp thu từ có nguồn gốc thực vật thấp.
Những thực phẩm có hàm lượng kẽm được báo cáo cao nhất là: Hàu sống (Thái Bình Dương), thịt bò, nạc, nướng, đậu nướng, đóng hộp, cốc, cua vua Alaska, tôm hùm, thịt lợn thăn, nạc, gạo, đậu Hà Lan, sữa chua, đậu phộng.
Bổ sung kẽm cũng có sẵn ở dạng viên nang và viên nén. Tuy nhiên, giới hạn trên cho phép đối với kẽm là 40 miligam đối với nam và nữ trên 18 tuổi.
Người ta đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng việc cô lập một số chất dinh dưỡng ở dạng bổ sung sẽ không mang lại lợi ích sức khỏe tương tự như việc tiêu thụ chất dinh dưỡng từ toàn bộ thực phẩm. Đầu tiên tập trung vào việc có được nhu cầu kẽm hàng ngày của bạn từ thực phẩm, sau đó sử dụng các chất bổ sung như một dự phòng nếu cần thiết.
Hiện nay Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai thực hiện xét nghiệm kẽm trong máu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng. Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại được vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên y tế lành nghề và các chuyên gia đầu ngành. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng nhất.
Gọi điện đến số hotline 1900 565656 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!