Tin tức

Bất ngờ phát hiện khối ở vú - “lời cảnh tỉnh” phái đẹp chủ động tầm soát sớm ung thư vú

Ngày 26/10/2022
Ban biên tập
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC tiếp nhận 2 trường hợp ca bệnh nữ đến khám với lý do tự phát hiện thấy khối ở tuyến vú và đều được chẩn đoán ung thư vú. Thực tế đó càng báo động chị em về căn bệnh hay gặp ở nữ giới và cho thấy tầm quan trọng của việc chủ động tầm soát, sàng lọc, phát hiện bệnh sớm.

Vô tình phát hiện khối vùng vú, cảnh báo bệnh lý thường gặp ở chị em 

Bệnh nhân Đ.T.M, 55 tuổi ở Hà Nội, đi khám tại BVĐK MEDLATEC vì tự phát hiện thấy khối u ở vú phải. Qua thăm hỏi tiền sử, bác M. cho biết có mẹ đẻ mắc ung thư cổ tử cung.

Giống trường hợp trên, khoa Sản, BVĐK MEDLATEC tiếp nhận ca bệnh nữ T.T.H, 38 tuổi, ở Hà Nội, đến khám do tự phát hiện thấy khối vùng vú phải khi tắm, kích thước bằng quả chanh nhỏ. Bệnh nhân ở độ tuổi khá trẻ, tiền sử bản thân và gia đình chưa phát hiện bất thường.

Ở cả hai ca bệnh, sau khi tiến hành siêu âm và chụp X-quang tuyến vú, đồng thời kết hợp sinh thiết khối u đều được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư tuyến vú, thậm chí đã di căn ra hạch nách. Đặc biệt, ca bệnh nữ Đ.T.M 55 tuổi mặc dù ban đầu chỉ tự phát hiện thấy khối ở vú phải nhưng qua thăm khám, bác sĩ kết luận mắc ung thư tuyến vú hai bên.

Hình ảnh chụp X-quang vú phải của bệnh nhân

Hình ảnh chụp X-quang vú phải của bệnh nhân T.T.H.N cho thấy sự xuất hiện của 2 khối u với kích thước ~20x15mm và 7x7mm

Ung thư vú - Nỗi “ám ảnh” muôn thuở của phái đẹp

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới.

Cả hai trường hợp bệnh nhân đều tự phát hiện thấy khối vùng vú, tuy nhiên không có biểu hiện đau đớn hay xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt, điều này rất dễ “đánh lừa” các chị em về thực tế tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt, ca bệnh T.T.H 38 tuổi mắc bệnh khi ở độ tuổi dưới tuổi trung bình mắc ung thư vú là 40 tuổi.

Số liệu thống kê chỉ ra trên thế giới, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc ung thư vú

Số liệu thống kê chỉ ra trên thế giới, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người mắc ung thư vú

Số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, tại Việt Nam mỗi năm cả nước có 21.555 mắc mới, trong đó ung thư vú chiếm 25,8% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới. Đáng báo động rằng, ở nước ta, ung thư vú đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Theo nhận định của ThS.BS Nguyễn Thị Hiền - Trưởng khoa Sản, BVĐK MEDLATEC, thực tế khối u với kích thước từ 1-2 cm của 2 bệnh nhân đã được hình thành từ vài năm trước, khi phát triển to hơn mới có thể phát hiện thấy bằng tay. Điều đó chỉ ra rằng bệnh nhân không có thói quen khám sức khỏe định kỳ hàng năm, dẫn đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn khá muộn.

Để ung thư vú không còn là “án tử” - phụ nữ nên làm gì?

Chủ quan trong việc theo dõi sức khỏe thường xuyên khiến nhiều chị em phát hiện bệnh khi khối u đã có dấu hiệu di căn, gây khó khăn trong điều trị, thậm chí đe dọa nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi đó, theo các chuyên gia, ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời. Phát hiện càng sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao, đơn giản và đỡ tốn kém chi phí. 

ThS.BS Nguyễn Thị Hiền khuyến cáo: 

“Không phải đến khi phát hiện thấy khối bất thường ở vú mới đi khám, phụ nữ nên có thói quen tầm soát ung thư vú sớm khi bước sang độ tuổi 40. Ngoài ra, những đối tượng nguy cơ cao như gia đình có người thân bị ung thư vú, ung thư buồng trứng; có người thân hoặc bản thân bị đột biến gen di truyền BRCA1 và BRCA2 cần đặc biệt lưu ý tầm soát sớm từ 30 tuổi”.

Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư vú có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách

Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư vú có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách

Những phương pháp không nên bỏ qua khi tầm soát ung thư vú 

Trước đây khi nghe đến hai chữ “ung thư”, chắc chắn nhiều người cảm thấy ám ảnh về căn bệnh này. Nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, ung thư không còn đáng sợ đến thế, ngoài các phương pháp điều trị tiên tiến khi đã phát hiện mắc bệnh, ngày nay, có rất nhiều phương pháp hiện đại giúp tầm soát ung thư sớm. Phát hiện ung thư vú sớm được xem là chìa khóa điều trị thành công căn bệnh này.

Bên cạnh thăm khám lâm sàng trực tiếp, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang, MRI… đã chứng minh vai trò lớn trong tầm soát ung thư vú. 

  • Siêu âm: Đây được xem là phương pháp an toàn, đơn giản và cho kết quả nhanh chóng nhất. Siêu âm vú là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm khảo sát tuyến vú giúp phát hiện những bất thường về hình thái của tuyến vú. Vì vậy, siêu âm vú được các bác sĩ lâm sàng tin dùng trong thăm khám tuyến vú và ứng dụng rộng rãi trên thế giới.

  • Chụp X-quang (chụp nhũ ảnh): Phương pháp sử dụng chùm tia X cường độ thấp chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại các hình ảnh tuyến vú. Chụp X-quang cho phép phát hiện những bất thường ở vú ngay cả khi bệnh nhân không sờ thấy khối hay không phát hiện được bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Chụp X-quang tuyến vú tại Hệ thống Y tế MEDLATEC Chụp X-quang tuyến vú tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Khám bằng tay hoặc các kỹ thuật cận lâm sàng truyền thống có thể bỏ sót tổn thương hay khối u vú nhỏ, dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Trong khi đó, theo thống kê, chụp cộng hưởng từ tuyến vú được đánh giá có độ chính xác cao, độ nhạy đạt xấp xỉ 100% trong phát hiện ung thư vú xâm lấn, ngay cả với khối u nhỏ chỉ vài milimet. Đặc biệt, đây là kỹ thuật không sử dụng tia bức xạ nên rất an toàn với bệnh nhân.

  • Sinh thiết u vú: Đây là kỹ thuật cắt các mảnh nhỏ của khối u tuyến vú để xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học - tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư vú. Sinh thiết vú thường được thực hiện để chẩn đoán xác định xem người bệnh có bị ung thư tuyến vú hay không khi các phương pháp khác cho kết quả nghi ngờ. 

Ngoài ra, xét nghiệm dấu ấn ung thư CA 15-3 cũng là công cụ đắc lực giúp sàng lọc, hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú. 

  • CA 15-3 là một loại protein thường được tiết ra với nồng độ rất thấp ở phụ nữ khỏe mạnh. Ở một số người bị viêm tuyến vú, xơ - nang tuyến vú, hoặc giai đoạn sớm của ung thư vú, CA 15-3 có thể tăng cao. Đặc biệt ung thư vú giai đoạn muộn, giai đoạn di căn, nồng độ CA 15-3 có thể tăng lên rất cao trong máu. Vì vậy, CA 15-3 vẫn luôn được đánh giá là một dấu ấn đặc biệt có giá trị trong tầm soát bệnh lý ung thư vú nếu được sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo khi kết hợp với triệu chứng lâm sàng và các công cụ chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, X-quang, MRI).

Với những ưu điểm vượt trội sau, Hệ thống Y tế MEDLATEC cam kết mang lại kết quả tầm soát, chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư vú chính xác nhất tới khách hàng:

  • Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC kết nối cùng 6 đơn vị chẩn đoán hình ảnh cung cấp đầy đủ các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, hiện đại.

  • Trung tâm Xét nghiệm đạt song hành chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, kiểm duyệt chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế.

  • Đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Ung bướu và Sản - phụ khoa giàu kinh nghiệm. 

Thay vì hành trình đi tìm lại sự sống khi đã phát hiện mắc ung thư, chị em phụ nữ hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ bây giờ, tầm soát ung thư vú sớm nhất để bệnh không còn là “án tử” với phái đẹp.

Mọi thông tin thắc mắc, đường dây nóng của MEDLATEC 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ đặt lịch nhanh nhất tới Quý khách hàng. 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.